Kế hoạch 2151/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2151/KH-UBND
Ngày ban hành 19/03/2024
Ngày có hiệu lực 19/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2151/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢNH BÁO SỚM SẠT LỞ ĐẤT, LŨ QUÉT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định số 1262/QĐ-TTg); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Đề án) với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích: Quán triệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 1262/QĐ-TTg.

2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

b) Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh.

b) Xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật, phối hợp cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn cho hệ thống thông tin cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực của địa bàn tỉnh và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai sạt lở đất, lũ quét tổng thể, đồng bộ, tỷ lệ phù hợp; cung cấp, trao đổi thông tin cảnh báo với cộng đồng dân cư, tăng cường năng lực ứng phó sạt lở đất, lũ quét.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025, hoàn thành bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn (1:5000, 1:2000) cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh. Có sự phối hợp 2 chiều giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu, cung cấp kịp thời thông tin cảnh báo sạt lở đất, lũ quét tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

b) Tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án, tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức trong công tác phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.

c) Chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở đất, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. PHẠM VI THỰC HIỆN

Việc lập các bản đồ phân vùng được tiến hành tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm:

1. Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 hiển thị trên nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:25.000.

2. Lập bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn (1:5000, 1:2000) cho các khu vực rủi ro cao cần tập trung điều tra, đánh giá chi tiết và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn; lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn (1:5000, 1:2.000) cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh.

2. Tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện; tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức trong công tác phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét.

3. Quản lý, khai thác, cập nhật, phối hợp cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn cho Hệ thống thông tin – cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét theo thời gian thực trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho người dân chủ động cung cấp thông tin về sạt lở đất, lũ quét.

4. Chỉ đạo quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báso tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở đất, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

V. THỜI GIAN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2024 đến năm 2030.

2. Nguồn vốn thực hiện: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương theo quy định của pháp luật và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (theo nội dung quy định tại mục VI Quyết định số 1262/QĐ-TTg).

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ