Kế hoạch 211/KH-UBND triển khai kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2023

Số hiệu 211/KH-UBND
Ngày ban hành 24/07/2023
Ngày có hiệu lực 24/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/KH-UBND

Hà Giang, ngày 24 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2023

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; UBND tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thể chế hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương về những vấn đề trong kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC). Đồng thời, đảm bảo việc kiểm soát quyền lực các bên trong mỗi cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước, giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan trong cùng một cấp chính quyền, “mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN, TC, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về PCTN, TC như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của BCH Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc và các văn bản hướng dẫn; Chỉ thị số 10-CT/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc...

- Tuyên truyền để cán bộ, công chức, người có thẩm quyền hiểu và nhận thức đầy đủ về những hậu quả, tác hại khi xảy ra xung đột lợi ích; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan phòng, chống tham nhũng và kiểm soát xung đột lợi ích; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kiểm soát xung đột lợi ích khi thi hành công vụ; phát huy vai trò của toàn xã hội trong phát hiện, kiểm soát xung đột lợi ích của cán bộ thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, xây dựng kế hoạch đề ra các giải pháp cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gương mẫu chấp hành và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCTN, TC; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các hành vi, vi phạm mới phát sinh để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, TC, các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Chính phủ, bộ, ngành, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh, UBND tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực. Rà soát, đề xuất bổ sung những tồn tại, hạn chế trong quy định pháp luật liên quan vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích, trong đó hạn chế lợi ích cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức nói chung khi thi hành công vụ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

1. Về kiểm soát quyền lực

1.1. Tiếp tục rà soát, phát hiện những hạn chế bất cập trong những quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực để có những bước điều chỉnh kịp thời

Trên cơ sở quy định của pháp luật, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát, phát hiện những hạn chế bất cập trong hệ thống các thiết chế; tham mưu UBND tỉnh ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, sự đồng bộ giữa văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; góp phần hạn chế, loại bỏ, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ, công chức nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi tiêu cực khác; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

1.2. Phát huy vai trò của người đứng đầu gắn với kiểm soát quyền lực

- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung ...thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tham mưu có chất lượng và đúng thời hạn được giao.

- Chủ động kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu nguy cơ về xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23 của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, Nghị định 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

- Cần thường xuyên rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương mình cho phù hợp với tình hình và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó chú ý phân định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của tập thể, cá nhân, nhất là thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng để kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền lực của người đứng đầu, trong công tác cán bộ, quyết định phân bổ nguồn lực...Đồng thời, trong mỗi cơ quan, tổ chức, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cán bộ, công chức, viên chức gắn với tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội trong phát huy vai trò và kiểm soát quyền lực của người đứng đầu.

- Đẩy mạnh, tập trung kiểm soát quyền lực và PCTN, TC trong công tác cán bộ theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của BCH Trung ương, trong đó kịp thời nhận diện các biểu hiện, hình thức của hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi chạy chức, chạy quyền và các hành vi tiêu cực khác); không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh, chức vụ bị cấm.

1.3. Tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương qua đó tạo mọi điều kiện để người dân dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận thông tin về hoạt động của nhà nước, đặc biệt là những thông tin về những quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của người dân.

1.4. Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội, cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là giám sát hoạt động quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân; tích cực tham gia xây dựng, phản biện dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại các văn bản, nghị quyết của Đảng.

- Các cơ quan báo chí, truyền thông cần truyền tải thông tin một cách chân thực, khách quan, kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động thực hiện quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiến hành theo dõi, phát hiện, phản ánh trung thực và cảnh báo những sai lầm trong các quyết sách, hành vi vượt quá giới hạn của các cơ quan công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước, từ đó góp phần hạn chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực.

2. Về kiểm soát xung đột lợi ích

2.1. Cần chú trọng rà soát, nhận diện tình huống người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây[1]:

- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

[...]