Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2023 triển khai giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 211/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2023
Ngày có hiệu lực 07/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 06 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Công văn số 3228/BNN-VPĐP ngày 19/05/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiềm năng, thế mạnh đặc trưng từng địa phương gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề.

Tăng cường sự tham gia của các nông hộ vào hoạt động du lịch. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp thuần tuý sang dịch vụ du lịch gắn với nông nghiệp, làng nghề.

Phát huy vai trò của các doanh nghiệp lữ hành, các hợp tác xã, hội quán trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, kết nối xây dựng tour tuyến. Góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn thông qua hoạt động du lịch, đồng thời gia tăng chuỗi giá trị nông sản.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, sản phẩm OCOP. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tài nguyên du lịch nông nghiệp, nông thôn đưa vào quy hoạch mạng lưới phát triển du lịch Tỉnh.

Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm lan toả thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”. Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, thân thiện với môi trường, gia tăng trải nghiệm cho khách. Hình thành các tour, tuyến du lịch mới nội tỉnh, liên tỉnh; các mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Phấn đấu giá trị ngành du lịch đóng góp từ 5,0% - 6,0% trong tổng giá trị GRDP của Tỉnh; Thu hút khoảng 5,0 triệu lượt khách, tăng bình quân 11,11%/năm; tổng thu du lịch đạt 2.100 tỷ đồng, tăng bình quân 5%/năm; Thu nhập của hộ dân làm du lịch nông nghiệp gấp từ 1,5 lần thu nhập của hộ dân làm nông nghiệp thuần trở lên.

- Xây dựng ít nhất 03 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc trưng được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào khai thác.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động. 100% lao động trực tiếp được đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ du lịch.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 18/10/2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, hướng tới đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững theo chỉ đạo tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc; có khả năng đóng góp vào phát triển kinh tế, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành khác cùng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của từng địa phương để xây dựng các sản phẩm đặc thù gắn với hình ảnh địa phương, có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao, nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch Đồng Tháp cả trong và ngoài nước.

- Khai thác phát triển du lịch nhưng quan tâm tới bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, góp phần phát triển du lịch bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Đồng Tháp.

3. Rà soát cơ chế, chính sách phát triển du lịch và đẩy mạnh xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân dân Tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2026, tạo thêm động lực và sức hút mạnh mẽ trong kêu gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch.

- Triển khai các tiêu chuẩn quốc gia về du lịch và các dịch vụ có liên quan; Chương trình phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới; Đề án phát triển du lịch; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước; Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách dựa trên lợi thế về tài nguyên đặc trưng của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Đồng Tháp.

- Đẩy mạnh sự kết nối và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị của sản phẩm du lịch. Tăng cường công tác quản lý điểm đến, các khu vực động lực phát triển du lịch, bảo đảm môi trường an toàn, văn minh, thân thiện.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế - xã hội của các mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh để lựa chọn những mô hình đủ điều kiện xây dựng thành sản phẩm du lịch nông thôn có tính nổi trội, khác biệt, đủ sức cạnh tranh để kết nối thành các tour tuyến du lịch về làng, về miền di sản, hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm. Tập trung xây dựng, hoàn thiện các mô hình sản phẩm du lịch nông nghiệp tiêu biểu của Tỉnh để định hướng đầu tư phát triển, nhân rộng, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch, đa dạng hóa loại hình dịch vụ, nâng chất lượng dịch vụ du lịch tham quan trải nghiệm tại các vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, cánh đồng sen,…

[...]