Kế hoạch 2100/KH-TTCP năm 2013 tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 2100/KH-TTCP
Ngày ban hành 19/09/2013
Ngày có hiệu lực 19/09/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Huỳnh Phong Tranh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2100/KH-TTCP

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO PHỨC TẠP, TỒN ĐỌNG

Thực hiện chủ trương của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/5/2012, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 1130/KH-TTCP để hướng dẫn các ngành, các cấp kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Qua hơn 1 năm thực hiện, Thanh tra Chính phủ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và mang lại ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, nhất là đã xem xét, giải quyết 466/528 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đạt tỷ lệ 88,26%. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, số vụ việc khiếu nại đồng người vẫn còn nhiều, ngoài 528 vụ việc vẫn còn không ít vụ việc tồn đọng chưa được giải quyết dứt điểm. Trước tình hình đó, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài để hạn chế đến mức tối đa các tình huống phức tạp phát sinh, góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

2. Việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành; phn đấu hàng năm giải quyết dứt điểm trên 90% các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

3. Trong quá trình triển khai có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa Thanh tra Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đ trao đi, tháo gỡ vướng mắcthống nhất biện pháp giải quyết. Đồng thời, tăng cường phi hợp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nhm tạo được sự đng thuận cao trong quá trình giải quyết.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối với các vụ việc đã kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ (trong số 528 vụ việc):

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung giải quyết dứt đim các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2013 của Thanh tra Chính phủ. Cụ thể:

a) Đối với các vụ việc qua kiểm tra, rà soát thấy được giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình, đã có sự thống nhất cần phải chấm dứt thì ban hành thông báo chấm dứt.

b) Đối với các vụ việc qua kiểm tra, rà soát thấy mặc dù đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt khó khăn thì vận dụng chính sách xã hội để hỗ trợ nhằm bảo đảm công dân ổn định cuộc sống, chấm dứt khiếu nại.

c) Đối với các vụ việc qua kiểm tra, rà soát thấy quá trình giải quyết trước đó có sai sót, thì mạnh dạn sửa sai và ra quyết định giải quyết lại vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức thực hiện quyết định ngay, không để kéo dài.

d) Đối với các vụ việc đã thực hiện đầy đủ quy trình, đã có phương án thống nhất giữa Thanh tra Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng sau khi đối thoại công dân không nhất trí và phát sinh phức tạp thì tổ chức họp thống nhất lại để xem xét làm rõ và có biện pháp giải quyết dứt điểm. Nếu có tình tiết mới xét thấy cần thiết thì đối thoại 1 lần nữa để giải thích những vấn đề công dân chưa rõ và thuyết phục công dân chấp hành.

e) Đối với những vụ việc gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật thì cần phải tổ chức cuộc họp thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan để tạo sự đồng thuận trong phương án giải quyết, trong đó, phương án giải quyết cần theo hướng có lợi cho công dân để sớm chấm dt khiếu nại. Nếu còn có nhiều ý kiến khác nhau không thể đưa ra phương án giải quyết thì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đồng gửi cho Thanh tra Chính phủ 01 bản báo cáo).

f) Thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thông báo chấm dứt giải quyết; quyết định giải quyết.

2. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng (ngoài 528 vụ việc đã kiểm tra, rà soát theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP)

a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã chủ động kiểm tra, rà soát và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Kế hoạch kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần nêu rõ: mục đích, yêu cầu; nội dung kế hoạch; biện pháp tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể.

Thanh tra tỉnh, thành phố tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc xây dựng kế hoạch; chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thực hiện kế hoạch, đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng để tiến hành kiểm tra, xác minh, tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, ra quyết định giải quyết theo thẩm quyền.

Quá trình thực hiện việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài cần phải:

- Tạo được sự đồng thuận, thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương để thống nhất phương án giải quyết.

- Tổ chức đối thoại với công dân với sự tham gia của tổ chức có liên quan để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của công dân gắn với giáo dục, thuyết phục, giải thích, hướng dẫn pháp luật làm sao cho công dân hiểu rõ và chấp hành phương án đã được thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức.

- Tùy theo từng trường hợp cụ thể để thực hiện quy trình, thủ tục phù hợp, cụ thể:

+ Đối với các vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thông báo chấm dứt và thông báo công khai.

+ Đối với các vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình công dân đặc biệt khó khăn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vận dụng chính sách xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương để xem xét, quyết định để hỗ trợ nhằm bảo đảm công dân n định cuộc sng, chm dứt khiếu nại.

+ Đối với các vụ việc đã giải quyết chưa đúng pháp luật, có sai sót, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định giải quyết lại vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định ngay, không đ kéo dài.

+ Đối với các vụ việc gặp vướng mắc trong áp dụng pháp luật, trong đánh giá, sử dụng chứng cứ, trong xác định phương án giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản xin ý kiến hoặc đề nghị các bộ, ngành chức năng phối hợp (như: về đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trường; về nhà ở: Bộ Xây dựng; về chính sách: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội...) Đối với vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc có tính chất rất phức tạp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp với Thanh tra Chính phủ để thống nhất có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành Kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo cơ quan thanh tra và các đơn vị trực thuộc chủ động kiểm tra, rà soát và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài thuộc thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước. Các Bộ, cơ quan ngang bộ khi được các địa phương xin ý kiến hoặc đề nghị phối hợp thì cn tạo điều kiện quan tâm thực hiện. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng xem xét, ra quyết định giải quyết theo quy định. Đối với các vụ việc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có biện pháp giải quyết dứt điểm.

[...]