BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2083/KH-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
KIỂM
TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
NĂM 2020
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2020 của Ủy ban Quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan
giúp việc Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam) xây dựng Kế hoạch kiểm
tra thực hiện Luật Người cao tuổi, chính sách đối với người cao tuổi (NCT) năm
2020 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cộng
đồng về tầm quan trọng của việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức, bộ máy
làm công tác người cao tuổi các cấp;
- Kiểm tra Việc triển khai, tổ chức thực hiện Luật
Người cao tuổi và các chính sách đối với người cao tuổi của các Bộ, ngành, địa
phương;
- Đánh giá kết quả triển khai, thực hiện Chương
trình hành động Quốc gia về NCT giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định số
1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra để đánh giá việc triển khai thực hiện những
chính sách của Đảng, nhà nước đối với người cao tuổi ở các cấp, các ngành từ
Trung ương đến cơ sở, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức
triển khai thực hiện công tác người cao tuổi;
- Ban công tác người cao tuổi các tỉnh, thành phố
được kiểm tra chỉ đạo các ngành thành viên xây dựng báo cáo đánh giá việc triển
khai thực hiện công tác người cao tuổi ở địa phương và chuẩn bị báo cáo, chọn địa
bàn xã, phường, thị trấn để việc kiểm tra được thuận lợi.
II. Nội dung kiểm tra
1. Công tác chỉ đạo
- Chỉ đạo của các cấp, các ngành ở địa phương thông
qua các văn bản, phân công, phối hợp tổ chức thực hiện của các tổ chức, đơn vị,
đoàn thể ở cơ sở trong việc triển khai Luật Người cao tuổi và các chính sách đối
với người cao tuổi.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện công tác
NCT hàng năm.
- Việc bố trí kinh phí, nguồn lực thực hiện các hoạt
động trong công tác NCT.
2. Kết quả thực hiện Luật,
chính sách đối với người cao tuổi
2.1. Công tác tuyên truyền và tập huấn về Luật
pháp, chính sách đối với NCT
- Các hình thức tuyên truyền;
- Thuận lợi, khó khăn.
2.2. Về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
- Kết quả thực hiện Thông tư số 35/2011/TT-BYT,
ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi,
Thông tư số 96/2018/TT-BTC, ngày 18/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại
nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người
cao tuổi.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ
thông về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn kỹ năng phòng, chữa và tự chăm sóc sức khỏe;
bố trí, sắp xếp khoa lão khoa, giường bệnh điều trị riêng cho NCT, NCT được
khám chữa bệnh bởi các cán bộ y tế đúng chuyên môn (lão khoa); bố trí cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực y bác sỹ tại các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện và trung
tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn; hỗ trợ khám chữa bệnh khi
NCT bị bệnh nặng và không đi lại được; ưu tiên khám chữa bệnh đối với NCT tại bệnh
viện.
- Tỷ lệ NCT có thẻ bảo hiểm y tế (bắt buộc và tự
nguyện) và tình hình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của NCT.
- Bố trí kinh phí, nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe
NCT hàng năm.
- Đánh giá về kết quả, thuận lợi, khó khăn trong
công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh cho NCT.
2.3. Về chăm sóc đời sống vật chất và bảo trợ xã
hội
- Tổng số người cao tuổi được nhận trợ cấp theo Luật
Người cao tuổi, mức trợ cấp/người/tháng.
- Thủ tục, quy trình xác định đối tượng hưởng các
chính sách trợ cấp.
- Thủ tục, quy trình tiếp nhận người cao tuổi nghèo
không có người phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng vào nuôi dưỡng
tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Hỗ trợ nhà ở cho NCT nghèo.
- Hỗ trợ NCT nghèo, khó khăn, hỗ trợ đột xuất.
- Hỗ trợ NCT vay vốn, hướng dẫn phát triển sản xuất
tăng thu nhập.
- Bố trí kinh phí, nguồn lực tổ chức thực hiện các
hoạt động trên.
2.4. Về chăm sóc đời sống tinh thần
- Tổ chức các Câu lạc bộ văn hóa, tinh thần, vui
chơi, giải trí, thể dục thể thao, tín ngưỡng tôn giáo cho người cao tuổi.
- Tổ chức các hoạt động chúc thọ, mừng thọ người
cao tuổi theo từng độ tuổi được quy định trong Luật Người cao tuổi, thăm hỏi, tổ
chức tang lễ NCT khi qua đời.
- Các công trình công cộng ở địa phương dành cho
NCT.
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định về giảm
giá vé cho NCT khi tham gia giao thông công cộng ở địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách giảm giá
vé thăm quan bảo tàng, di tích văn hóa và các danh lam thắng cảnh đối với NCT ở
địa phương.
- Bố trí kinh phí, nguồn lực tổ chức, thực hiện các
hoạt động trên.
2.5. Về phát huy vai trò NCT
- Vai trò của NCT trong gia đình, cộng
đồng và xã hội như hòa giải, tiếp nhận, xử lý khiếu nại ở địa phương.
- NCT tham gia trong các tổ chức
chính trị - xã hội của địa phương.
- Phát huy vai trò của NCT thông qua
các nội dung hoạt động, các chương trình ở địa phương.
- Người cao tuổi tham gia hoạt động tại
các cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục thường xuyên
(trung tâm học tập cộng đồng tại xã/phường/thị trấn; trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, cấp huyện;... với vai trò: (1) tham
gia với tư cách người học; (2) tham gia hỗ trợ hoạt động với tư cách giáo
viên/báo cáo viên/hướng dẫn viên/truyền nhân.
- Người cao tuổi tham gia vận động
con cháu, người thân trong cộng đồng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài;
đóng góp cho công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở địa phương.
- Khó khăn, thuận lợi trong tổ chức
thực hiện.
2.6. Hoạt động của Quỹ chăm sóc và
phát huy vai trò NCT
- Việc chỉ đạo, thành lập Quỹ ở các cấp.
- Số người cao tuổi được hưởng lợi từ
Quỹ chăm sóc NCT.
- Các hoạt động của Quỹ chăm sóc NCT
tại địa phương.
- Công tác vận động xây dựng Quỹ và số
dư quỹ hiện có.
- Các loại quỹ khác của NCT (chân quỹ,...).
3. Tổ chức thực
hiện Tháng hành động vì NCT hàng năm
- Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch
thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động, kết quả.
- Kinh phí thực hiện.
4. Tổng kết, đánh
giá Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020.
- Công tác chỉ đạo.
- Tổ chức thực hiện.
- Đánh giá kết quả.
5. Công tác triển
khai, thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn
2016-2020.
- Số CLB đã được thành lập.
- Tổng số Hội viên tham gia Câu lạc bộ.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
- Ngân sách địa phương.
- Khó khăn, vướng mắc.
III. Đánh giá
chung
1. Kết quả thực hiện; thuận lợi, khó
khăn.
2. Những hạn chế, tồn tại.
3. Nguyên nhân.
IV. Đề xuất, kiến
nghị của địa phương
V. Tổ chức thực hiện
Năm 2020 dự kiến tổ chức kiểm tra tại
05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể: tỉnh Bắc Giang, Đắk Lắk, Lạng
Sơn, Điện Biên, Khánh Hòa. Mỗi tỉnh làm việc 03 ngày: 02 ngày làm việc tại cơ sở
(02 xã/tỉnh, thành phần gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở và đại diện Hội,
chi Hội Người cao tuổi), 1/2 ngày làm việc với Ban Công tác NCT cấp tỉnh;
1. Thành phần
tham dự đoàn:
- Các đồng chí Ủy viên Ủy ban Quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam làm Trưởng đoàn.
- Đại diện Văn phòng Chính phủ.
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ
xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đại diện đơn vị chuyên môn của Ủy
ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
- Đại diện Một số đơn vị có liên
quan.
2. Thời gian: Tháng 7-11/ 2020 (thời gian cụ thể do các đồng chí thành viên Ủy ban
Quốc gia về NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn quyết định).
3. Kinh phí: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền đi
lại, tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng ngủ theo quy định tại Thông tư số
40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập.
4. Dự kiến phân
công: Trưởng đoàn, thành phần tham gia đoàn, thời
gian, địa điểm kiểm tra như sau:
TT
|
Trưởng đoàn
|
Địa bàn
|
Thời gian dự kiến
|
Thành phần tham
gia
|
1
|
Bà Phạm Thị Hải Chuyền,
Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Phó Chủ tịch
Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
|
Tỉnh Khánh Hòa
|
Tháng 7
|
- Ban chuyên môn Hội Người cao tuổi Việt Nam;
- Đại diện Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ xã hội.
|
2
|
Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt
Nam.
|
Tỉnh Điện Biên
|
Tháng 8
|
- Đại diện Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ xã hội;
- Đại diện Hội Người cao tuổi Việt Nam.
|
3
|
Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
|
Tỉnh Lạng Sơn
|
Tháng 7
|
- Đại diện Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Gia đình, đơn vị chức năng;
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ xã hội;
- Đại diện Hội Người cao tuổi Việt Nam.
|
4
|
Ông Nguyễn Trường Sơn Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên
Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.
|
Tỉnh Đắc Lắk
|
Tháng 8
|
- Đại diện Văn phòng Chính phủ
- Văn phòng Bộ Y tế, đơn vị chức năng;
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ xã hội;
- Đại diện Hội Người cao tuổi Việt Nam.
|
5
|
Bà Trương Thị Ngọc Ánh Phó Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
|
Tỉnh Bắc Giang
|
Tháng 9
|
- Văn phòng, đơn vị chức năng Bộ Tài chính;
- Đại diện Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo, chuyên viên Cục Bảo trợ xã hội.
|
Kết thúc đợt kiểm tra các đoàn có báo cáo kết quả
kiểm tra gửi Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi
Việt Nam và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch Ủy ban (để b/c);
- Các Phó Chủ tịch Ủy ban (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Các Bộ, ngành là thành viên Ủy ban;
- Lưu: VT, BTXH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
ỦY VIÊN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN
QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM
Lê Tấn Dũng
|