Kế hoạch 2033/KH-UBND năm 2023 triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 2033/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2023
Ngày có hiệu lực 08/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Minh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2033/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 08 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-BVHTTDL ngày 01/3/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023 - 2025, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 76/KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Cụ thể hóa các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch số 574/KH-UBND ngày 01/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận đến năm 2026.

3. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và thời gian thực hiện làm cơ sở xây dựng chương trình công tác hàng năm. Phân công các cơ quan, đơn vị, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Kế hoạch bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả theo các nhiệm vụ được giao.

4. Đảm bảo sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm, tích cực, hiệu quả của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, khu dân cư, nông thôn, đô thị, cơ quan công sở, doanh nghiệp… lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.

2. Nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa hệ giá trị gia đình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu cao cả phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

3. Tổng kết và nhân rộng các mô hình văn hóa, mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần củng cố môi trường sống nề nếp, văn minh, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua về văn hóa. Tập trung nâng cao chất lượng bình chọn, xét tặng các danh hiệu thi đua ở cơ sở cho gia đình, tổ dân phố, thôn, bản, xã, phường, thị trấn,....

5. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong, mỹ tục của từng địa phương nhằm tôn vinh, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng của dân tộc, những giá trị văn hóa của cộng đồng, gia đình Việt Nam. Bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng tinh thần và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

6. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo; rà soát, chủ động đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong công tác xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo hướng thực chất; thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm đạo đức trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn, bản quyền tác giả, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, tổ chức lễ hội, du lịch, thể dục, thể thao, nhất là những hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa; siết chặt quản lý các sản phẩm, dịch vụ văn hóa độc hại.

- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc phát huy giá trị văn hoá của cộng đồng dân cư nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng, nhân rộng mô hình thí điểm thôn kiểu mẫu về phát triển văn hóa nông thôn mang giá trị đặc trưng của địa phương.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường hoc giai đoạn 2018 - 2025” nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, hoc sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường hoc lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

- Đẩy mạnh việc triển khai Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.

- Triển khai thực hiện tốt các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 về việc quy định tổ chức các hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, trong đó chú trọng và tạo điều kiện để học sinh học hỏi, tiếp thu giá trị văn hoá các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 về việc quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Triển khai thực hiện công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học. Đồng thời, giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

[...]