Kế hoạch 2023/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2023/KH-UBND
Ngày ban hành 15/03/2024
Ngày có hiệu lực 15/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Ngọc Phúc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 2023/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 34/TTr-SNN ngày 11/3/2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát huy tiềm năng và lợi thế từ nguồn sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường năng lực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2025, sản xuất thức ăn công nghiệp đạt khoảng 45.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi; đến năm 2030, sản xuất thức ăn công nghiệp 112.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 35 % nhu cầu thức ăn công nghiệp phục vụ sản xuất chăn nuôi.

b) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thu gom, chế biến khoảng 40% các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.

c) Chuyển đổi, mở rộng, nâng diện tích đất nông nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến năm 2025 khoảng 3.000 ha, đến năm 2030 đạt 6.000 ha đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh.

d) Đến năm 2025, có 40% lượng phụ phẩm nông nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến làm thức ăn chăn nuôi và đến năm 2030, có khoảng 60% lượng phụ phẩm nông nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý, chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến, triển khai Đề án:

Thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách liên quan lĩnh vực chăn nuôi của Trung ương, ngành, của tỉnh; hướng dẫn tổ chức, cá nhân các quy định về sản xuất, kinh doanh về thức ăn chăn nuôi để áp dụng, thực hiện.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi:

a) Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định.

c) Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chính sách của Trung ương về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 112/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/208 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 1323/QĐ-UBND ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh về chủ trương đầu tư về danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

3. Chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp để phát triển vùng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi:

a) Khảo sát, đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng ngô sinh khối và các loại cây trồng khác làm nguyên liệu kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn hỗn hợp để phát triển chăn nuôi.

b) Áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng phù hợp với từng địa phương để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng sản xuất chăn nuôi.

c) Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi sử dụng thức ăn tự nghiền, phối trộn để giảm chi phí sản xuất. Ưu tiên ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

2. Lồng ghép nguồn vốn trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án, kế hoạch thuộc ngành nông nghiệp và các dự án khác.

3. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ