Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2021 về Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 200/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2021
Ngày có hiệu lực 29/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Trí Quang
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 29 tháng 06 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA NHẰM PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CỰC, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước”, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan và người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; vai trò giám sát của xã hội đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là DNNN).

Bảo đảm phạm vi, nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN; phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với DNNN trong giai đoạn hiện nay.

Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và đồng bộ với các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN.

Tăng cường trách nhiệm, kịp thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

2. Yêu cầu

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cụ thể hóa thành nhiệm vụ, giải pháp trong chương trình, kế hoạch thực hiện của đơn vị. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời đúng quy định.

Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và đồng bộ với các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN; bảo đảm việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao vai trò của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi, nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN.

b) Đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo trong giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN. Bảo đảm 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch của các cơ quan có chức năng thanh tra không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.

c) Kiện toàn tổ chức; nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Bảo đảm 100% công chức trực tiếp giám sát DNNN được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật có liên quan.

d) Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Bảo đảm 100% báo cáo giám sát, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

đ) Nâng cao tính chính xác, khách quan, kịp thời, khả thi của các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN. Bảo đảm mọi kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện nghiêm túc.

3. Phạm vi và đối tượng

a) Phạm vi: tập trung vào hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND Tỉnh, cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ và người đứng đầu DNNN, trong thời gian 05 năm, từ 2021 đến 2025.

b) Đối tượng: các chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra; các chủ thể có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN

a) Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra DNNN

Người đại diện chủ sở hữu giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra hoạt động của DNNN thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là giám sát, kiểm tra giai đoạn chuẩn bị phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có nguồn vốn của nhà nước; định kỳ đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư này của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm liên đới nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi xảy ra vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

[...]