Kế hoạch 200/KH-BCĐXDNTM năm 2015 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 200/KH-BCĐXDNTM
Ngày ban hành 17/12/2015
Ngày có hiệu lực 17/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/KH-BCĐXDNTM

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Kết luận số 97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2014 về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Thông báo số 39/TB-VPCP ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ giải pháp năm 2015 và định hướng về kế hoạch 05 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2011 - 2015,

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Kết quả thực hiện

1.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện trên 12 huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý cấp xã trên 119 xã nông thôn và các Ban Phát triển ấp. Bộ máy chỉ đạo, điều hành các cấp hoạt động dựa trên quy chế hoạt động, kế hoạch công tác cụ thể và được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động thường xuyên qua hàng năm. Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Tỉnh được thành lập dưới hình thức Văn phòng Điều phối đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), Ban Chỉ đạo cấp huyện có bộ phận thường trực giúp việc đặt tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế thị xã, thành phố. Tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ trong việc thống nhất bộ máy giúp việc điều phối NTM các cấp.

1.2. Công tác tuyên truyền, vận động

Được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Tỉnh đến cơ sở đã tích cực tuyên truyền, vận động thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với đối tượng, nhất là người dân. Nhờ đó, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Người dân ngày càng tin tưởng, tích cực, chủ động tham gia xây dựng quê hương với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.

Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Lễ xuất quân xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, 30 xã điểm đã ký kết giao ước thi đua đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội dân, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Phát huy hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trên báo, đài và báo điện tử.

1.3. Công tác kiểm tra, giám sát:

Bên cạnh chương trình kiểm sát, giám sát của Trung ương, hàng năm Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, huyện đều có tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình ở các địa phương, qua đó đã kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện ở cơ sở.

1.4. Kết quả huy động nguồn lực

Trong những năm qua, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo tăng cường nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhất là phát huy nguồn nội lực tại chỗ. Ngoài nguồn vốn Trung ương phân bổ hàng năm trực tiếp cho Chương trình, Tỉnh đã bố trí, lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp cho 30 xã điểm: 03 tỷ đồng/xã/năm; thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn ngân sách tập trung, sự nghiệp kinh tế của Tỉnh, huyện; các chương trình MTQG, dự án đầu tư khu vực nông thôn; vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, xổ số kiến thiết; chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Tỉnh chủ trì, huy động nguồn vốn tín dụng ưu tiên cho 30 xã điểm hàng năm.

Lũy kế vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ 2010 - 2015: 33.570,985 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn huy động thuộc ngân sách nhà nước: 5.067,508 tỷ đồng, (chiếm 15%) bao gồm:

+ Nguồn vốn trực tiếp cho chương trình: 580,24 tỷ đồng, bao gồm: ngân sách Trung ương: 71,55 tỷ đồng và ngân sách địa phương: 508,69 tỷ đồng;

+ Vốn Trái phiếu Chính phủ: 172 tỷ đồng;

+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 4.315,268 tỷ đồng;

- Vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước: 28.503,477 tỷ đồng (chiếm 85%) bao gồm:

+ Vốn tín dụng: 27.265,668 tỷ đồng (bao gồm lũy kế doanh thu cho vay trực tiếp tại 30 xã điểm nông thôn mới với đạt 26.517 tỷ đồng từ 2011-2015; cho vay để xây dựng nhà ở thuộc Chương trình cụm tuyến dân cư 748,668 tỷ đồng);

[...]