Kế hoạch 20/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 20/KH-UBND
Ngày ban hành 21/01/2021
Ngày có hiệu lực 21/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ quy định chế độ báo cáo định kỳ và quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ; để có cơ sở đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA

1. Mục đích

a) Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nhất là trong việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đánh giá tác động thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính; chuyển đổi hồ sơ điện tử, nâng cao số lượng chất lượng dịch vụ công tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, Nắm tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính;

b) Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành về kiểm soát và cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, thay thế, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp pháp, không phù hợp với thực tế;

c) Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

2. Yêu cầu

a) Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch và không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị kiểm tra;

b) Việc kiểm tra phải thực hiện đúng nội dung, thẩm quyền, quy trình; phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

c) Kết quả kiểm tra được tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để biểu dương những tập thể, cá nhân triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và chấn chỉnh xử lý kịp thời các hành vi sai trái, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính và gây khó khăn phiền hà, nhũng nhiễu đối với tổ chức, công dân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Những kiến nghị sau khi kiểm tra phải được các cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra, tái kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị;

d) Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính là công việc trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị, địa phương.

3. Phạm vi

a) Kiểm tra trực tiếp việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã theo kế hoạch;

b) Kiểm tra đột xuất đối với một số cơ quan, địa phương có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí;

c) Những cơ quan, địa phương không thuộc đối tượng được kiểm tra theo kế hoạch có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, địa phương mình và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 31 tháng 10 năm 2021 để tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra

a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính:

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

- Tình hình đôn đốc, tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

- Công tác tổ chức, nhân sự thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

- Tình hình bố trí và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

b) Việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo (nếu có).

c) Việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính:

- Việc thực hiện công bố thủ tục hành chính: tính đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính;

- Việc thực hiện công khai thủ tục hành chính: tính đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng trong việc công khai các thủ tục hành chính theo quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, công khai trên cổng thông tin điện tử.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ