ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/KH-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 14 tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG ĐẠT
TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ LOẠI II VÀO NĂM 2020
Thực hiện Thông báo Kết luận số
215-TB/TU ngày 20/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra việc lãnh
đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 29/6/2012 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XV) về đẩy mạnh quy hoạch xây dựng và phát triển thành
phố Tuyên Quang; Văn bản số 314-TB/TU ngày 28/10/2016 của Tỉnh ủy Tuyên Quang
thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 27 và 28/10/2016 về
xây dựng phát triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm
2020; Kết luận số 74-KL/TU ngày 16/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về kế hoạch
xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang theo tiêu chí đô thị loại II; Công
văn số 1887-CV/TU ngày 08/12/2017 của Tỉnh ủy Tuyên Quang về việc xây dựng phát
triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II; Thông báo số
90/TB-UBND ngày 14/12/2017 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc kết luận cuộc họp
Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang và tiến độ
thực hiện Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc (WB) - thành phố Tuyên
Quang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
xây dựng kế hoạch phát triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II,
cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng và phát triển thành phố
Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công
nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu mối giao thông của tỉnh, xứng đáng là “Một tâm”
trong tổng thể tổ chức không gian của tỉnh; phấn đấu đạt đô thị loại II trước
năm 2020, tiến tới là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đáp ứng yêu cầu nguyện vọng
của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung và
thành phố Tuyên Quang nói riêng.
- Tập trung xây dựng thành phố
Tuyên Quang phát triển hài hòa, đồng bộ giữa phát triển kinh tế gắn với các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường; gắn kết giữa quy hoạch xây dựng đô thị mới với
cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp đô thị; giữa phát triển không gian đô thị với
quy hoạch xây dựng; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phát huy
vai trò, chức năng là đô thị trung tâm tổng hợp của tỉnh và vùng liên tỉnh đáp ứng
yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế.
- Phát triển thành phố Tuyên Quang
theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững lâu dài, có tính chất đặc thù phù hợp
truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc và cảnh quan thiên nhiên của Tuyên
Quang.
- Huy động mọi nguồn lực để phát
triển thành phố; sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, không phá vỡ cảnh
quan môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2. Yêu cầu
- Tập trung chỉ đạo, thực hiện xây
dựng thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020 theo quy định
tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Quá trình thực hiện phải bám sát
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 29/6/2012 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XV) về đẩy mạnh quy hoạch và phát triển xây dựng
thành phố Tuyên Quang; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025.
II. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu chung
- Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế theo cơ cấu “Công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thủy sản”;
đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 64 triệu VND/năm trở lên;
phát triển, quản lý đô thị đi đôi với xây dựng nông thôn mới; gắn kết chặt chẽ
giữa phát triển kinh tế với xây dựng; phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn
đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống
mọi mặt của nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
- Tập trung phát triển kinh tế
hàng năm với tốc độ trung bình đạt trên 15%/năm, trong đó tập trung vào lĩnh vực
thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm củng cố, duy trì vững
chắc các tiêu chí đã đạt và hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt so với quy định đô
thị loại II.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị
đồng bộ, bao gồm: Giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,
công viên cây xanh,....dành đủ quỹ đất đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật để đô thị phát triển bền vững.
- Mở rộng diện tích đô thị cho
thành phố Tuyên Quang; cải thiện môi trường, kêu gọi thu hút đầu tư vào các cụm,
điểm công nghiệp; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo; để tăng dân số cơ học
trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về kinh tế.
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm, đẩy mạnh phát triển kinh tế: Phát triển du lịch trở thành trung tâm
trong các ngành dịch vụ. Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành một số ngành dịch
vụ: Cho thuê hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, tạo việc làm cho người lao động, dịch vụ
khoa học kỹ thuật, dịch vụ văn hóa.... Tạo điều kiện để thu hút đầu tư xây dựng
khu du lịch sinh thái tại các điểm quy hoạch núi Dùm – Cổng Trời. Rà soát các sản
phẩm truyền thống, đặc trưng riêng của Tuyên Quang để khôi phục, tạo dựng và
phát triển: Ẩm thực, hàng thủ công, mỹ nghệ.... Hoàn thiện và tái bản Bản đồ du
lịch thành phố Tuyên Quang. Kết nối các tua, tuyến các điểm du lịch.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển
nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng
quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ xanh. Củng cố, kiện
toàn các hợp tác xã nông nghiệp; tạo điều kiện để các hộ gia đình liên kết phát
triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp,
là cơ sở tin cậy cung ứng các dịch vụ làm đất, phân bón, giống, phòng trừ dịch
bệnh. Khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo mô hình trang trại,
gia trại có quy mô hợp lý. Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các
xã. Lựa chọn trồng mới một số cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao; khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm giống cây trồng, cung cấp các dịch
vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phối hợp để thu hút đầu tư, phát
triển sản xuất công nghiệp. Coi trọng phát triển nghề thủ công, khôi phục một số
nghề thủ công truyền thống. Tiếp tục khuyến khích đầu tư hiện đại hóa công nghệ
sản xuất và mở rộng quy mô để tăng năng suất, chất lượng chế biến lâm sản, thực
phẩm, sản xuất gạch, bê tông,... Phối hợp thu hút các dự án về da giày, dệt
may, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm
thông qua thiết kế, tạo mẫu sản phẩm.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa
học, công nghệ. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Tăng cường
công tác thu ngân sách trên địa bàn.
2.2. Về Văn hóa - xã hội.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc
học, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Giữ vững đơn vị dẫn đầu về chất
lượng giáo dục trong toàn tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị
dạy học theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020, đầu tư xây
dựng thêm 11 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nếp sống
văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến căn bản, góp phần tích cực xây dựng con người
thành phố Tuyên Quang phát triển toàn diện. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
Giáo dục và đề cao truyền thống tốt đẹp, giàu bản sắc của Đất và Người Thành
Tuyên. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao từ thành phố đến cơ sở, tập
trung đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao xã, phường. Tạo bước
chuyển biến mới về chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác y tế, dân số,
gia đình và trẻ em; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo
nhanh, bền vững.
2.3. Về xây dựng hệ thống chính
trị
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm
vụ, giải pháp xây dựng chính quyền vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý, điều hành của chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức từ thành phố đến cơ sở theo phương châm “Kỷ cương, kỷ luật, năng động,
sáng tạo và chuyên nghiệp”. Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường vai trò giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
2.4. Về mở rộng địa giới hành
chính
Thực hiện lập hồ sơ, thủ tục mở rộng
địa giới hành chính, thành lập phường Mỹ Lâm và sát nhập một phần xã Trung Môn,
xã Kim Phú vào phường Ỷ La và Tân Hà, theo tính toán đến năm 2020 dân số trung
bình thành phố Tuyên Quang là 129.905 người (trong đó: dân số tại các xã,
phường cũ là 99.905 người; dân số tại khu vực mở rộng (Trung Môn, Kim Phú, Phú
Lâm, Mỹ bằng) là: ~30.000 người).
Như vậy sau khi mở rộng địa giới
hành chính thành phố Tuyên Quang, tiêu chí về dân số chưa đạt yêu cầu theo phân
loại đô thị loại II (thiếu 70.095 người). Do đó việc thống kê dân số
hàng năm cần thực hiện chính xác, điều tra dân số, trong đó cần thiết phải tính
toán chính xác dân số tạm trú nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chí về dân số.
Thời gian thực hiện: Năm 2018.
3. Giải pháp thực hiện
- Tổ chức thực hiện tốt các chính
sách và quy định của pháp luật về quản lý đầu tư như Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở... Đơn giản hóa
và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư; tiếp tục thực hiện
cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đặc biệt trong cải cách
hành chính, không chỉ giảm thiểu thủ tục mà còn phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ
chuyên nghiệp, tận tuỵ, có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Tăng cường xây dựng và phê duyệt các
quy hoạch còn thiếu; bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch đã lạc hậu nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự
án. Đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng đúng tiến
độ, bảo đảm chất lượng, an toàn các công trình, dự án đã được phê duyệt.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, bình đẳng đối với đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài, giữa khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước nhằm khuyến khích mạnh mẽ người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước
tham gia đầu tư.
- Xây dựng danh mục các lĩnh vực,
công trình trọng điểm cần khuyến khích đầu tư phát triển của thành phố dựa trên
định hướng Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2015-2020 theo cơ cấu: Công nghiệp,
xây dựng – Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thủy sản; bố trí theo thứ tự ưu tiên, đồng
thời phân kỳ đầu tư cho phù hợp, ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm
để làm động lực cho đô thị phát triển; đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu
nhà ở xã hội và đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp để làm cơ sở phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; khuyến khích xã hội hoá trong các hoạt động dịch
vụ công như: Giáo dục, y tế, cấp nước, vận chuyển, thu gom xử lý chất thải…huy
động nguồn vốn trong dân để tăng nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm đã được xác định. Tăng cường xúc tiến đầu tư
trực tiếp, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung qua mạng điện tử để cung cấp cho
các nhà đầu tư những thông tin rõ ràng minh bạch về môi trường đầu tư của tỉnh
và thành phố, về các cơ chế chính sách ưu đãi, về thủ tục đầu tư nhằm thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư và tập đoàn nước ngoài.
+ Tập trung kêu gọi nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cần vốn lớn như: các dự
án đường giao thông, các dự án thoát nước quan trọng, phát triển mạng lưới cấp
nước sạch, hệ thống xử lý chất thải rắn... Tập trung chỉ đạo thực hiện các dự
án ODA đang triển khai nhằm bảo đảm tiến độ giải ngân đã cam kết với nhà tài trợ.
+ Tiếp tục linh hoạt, đẩy mạnh kêu gọi các hình
thức đầu tư như: Xây dựng - Chuyển giao (BT); Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao (BOT); Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); Hợp tác công tư (PPP); tạo
vốn đầu tư thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất...
- Thực hiện đánh giá hiện trạng cơ
sở hạ tầng và dân số; tính toán, đưa ra số liệu dự đoán phát triển đến năm 2020
đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về dân số và cơ sở hạ tầng theo quy định
tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
4. Về phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng
4.1. Về quy hoạch
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh
các quy hoạch tỷ lệ 1/2000 các phường và xã An tường, đảm bảo phù hợp với đồ án
quy hoạch chung thành phố được phê duyệt ( năm 2018).
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
trung tâm 5 xã: An Khang, Lưỡng Vượng, Thái Long, Đội Cấn, Tràng Đà; điều chỉnh
các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy hoạch
chung thành phố; hủy bỏ các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 không phù hợp với
quy hoạch chung và quy hoạch tỷ lệ 1/2000 của các phường và xã An Tường ( năm
2018).
- Quy hoạch, xây dựng các trường học
tại trung tâm các phường đảm bảo đến năm 2020 có diện tích, cơ sở hạ tầng đạt
chuẩn (năm 2018 - 2019).
- Quy hoạch xây dựng các xã, phường
có trụ sở làm việc, nhà văn hoá; phấn đấu mỗi xã, phường đều có sân thể thao.
Xây dựng nhà thi đấu thành phố, tạo quỹ đất xây dựng các quảng trường thương mại,
quảng trường văn hoá, mở rộng không gian đô thị cho thành phố (năm 2018).
4.2. Về Hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống đường giao thông đô
thị.
+ Tổng chiều dài: 47km.
(Có biểu tổng hợp chi tiết số
01 kèm theo)
+ Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
- Hệ thống thoát nước đô thị
+ Tổng chiều dài: 30km.
+ Triển khai thực hiện Dự án xây dựng
hệ thống thoát nước và xây dựng Nhà máy xử lý nước thải.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống thoát
nước mặt kết hợp với nâng cấp các tuyến đường giao thông; đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước tại các khu dân cư cũ tại các phường
nội thị và các khu dân cư mới theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.
(Có biểu tổng hợp chi tiết số
02 kèm theo)
+ Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
- Cải tạo, chỉnh trang các khu
đô thị, khu dân cư hiện có và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường Lý
Thái Tổ và đường trục phát triển đô thị thành phố Tuyên Quang (Dự án BT).
+ Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
- Chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp,
xây dựng tuyến phố văn minh đô thị đảm bảo các tiêu chí về trang trí, cây xanh,
vệ sinh môi trường, giao thông thuận tiện an toàn; thực hiện ngầm hóa các công
trình hạ tầng kỹ thuật khác như: Cáp viễn thông, điện...
+ Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
- Cấp nước
+ Đầu tư xây dựng thêm nhà máy xử
lý nước mặt sông Lô công suất 15.000m3/ngày đêm tại xã An Tường, nhà máy xử lý
nước mặt sông Lô công suất 5.000m3/ngày đêm tại tổ 3 phường Minh Xuân.
+ Xây mới và cải tạo, nâng cấp mở
rộng hệ thống đường ống cấp nước trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao khả năng
cung ứng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất thoát nước.
- Về công viên cây xanh, xử lý
chất thải, vệ sinh môi trường
+ Hoàn chỉnh quy hoạch, hàng năm
tiến hành trồng mới và thay thế cây xanh trong đô thị đã không phù hợp theo quy
hoạch cây xanh của thành phố.
+ Đầu tư xây dựng, cải tạo công
viên dọc sông Lô và các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu dân cư
theo quy hoạch đã được phê duyệt; Đầu tư xây dựng khu dịch vụ du lịch sinh thái
Núi Dùm gắn với đầu tư xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tuyên Quang.
+ Đầu tư xây dựng mở rộng bãi rác
của thành phố tại xã Nhữ Khê (huyện Yên Sơn) theo công nghệ hiện đại, đảm
bảo vệ sinh môi trường.
+ Đầu tư xây dựng các Trạm xử lý
nước thải theo quy hoạch điều chỉnh chung thành phố đã được phê duyệt.
- Về hệ thống cấp điện và chiếu
sáng đô thị: Thay thế hệ thống đèn chiếu sáng hiện tại
bằng hệ thống đèn LED tiết kiệm điện.
4.3. Đầu tư xây dựng các công
trình kiến trúc tạo điểm nhấn của đô thị, phúc lợi xã hội và vệ sinh môi trường.
+ Xây dựng công viên dọc bờ sông
Lô.
+ Xây dựng cầu Tình Húc:
+ Xây dựng cầu Bình Ca.
+ Đường dọc hai bên bờ sông Lô.
+ Cải tạo nâng cấp hồ Tân Hà.
+ Cải tạo, nâng cấp đường Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 2 cũ, Lý Thái Tổ đi Quốc lộ 2 (đoạn tránh thành
phố Tuyên Quang).
- Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
4.4. Về hạ tầng xã hội
Đầu tư xây dựng các công trình:
Nhà thi đấu thành phố, Khu Liên hợp thể thao tỉnh, Nhà tang lễ thành phố, Xây dựng
Đài hoá thân và mở rộng nghĩa trang.
4.5. Tập trung củng cố, hoàn
thiện các tiêu chuẩn đã đạt tiêu chí đô thị loại II:
Cơ sở y tế cấp đô thị; cơ sở giáo
dục đào tạo cấp đô thị; công trình văn hóa cấp đô thị; công trình thể dục, thể
thao cấp đô thị; công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị,... tiếp tục thu hút
các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội nhằm phát triển
kinh tế - xã hội - y tế - giáo dục của thành phố như: Trung tâm thương mại, dịch
vụ; khách sạn; bệnh viện; triển lãm; nhà hát; rạp xiếc; trung tâm thể dục, thể
thao; trường học....; riêng đối với rạp tháng tám yêu cầu chủ đầu tư thực hiện
đầu tư xây dựng công trình theo đúng dự án đã được phê duyệt.
+ Thời gian thực hiện: Năm
2018-2020.
IV. KHÁI TOÁN
KINH PHÍ, NGUỒN VỐN VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí:
15.274.775 triệu đồng.
Trong đó:
- Số vốn đầu tư cần bố trí cho các
công trình khởi công mới: 4.872.300 triệu đồng.
- Số vốn đã bố trí để triển khai
thực hiện: 39.930 triệu đồng.
- Số vốn phải bổ sung từ nay đến
năm 2020 (đối với các công trình đã và đang triển khai thực hiện): 2.906.114
triệu đồng.
- Số vốn huy động từ các dự án BT,
BOT: 7.456.431 triệu đồng.
(Có biểu tổng hợp kinh phí chi
tiết số 03 kèm theo)
2. Các nguồn vốn thực hiện:
- Vốn ngân sách trung ương :
3.241.836 triệu đồng.
- Vôn ngân sách tỉnh: 1.908.537
triệu đồng.
- Vốn ngân sách thành phố: 414.341
triệu đồng.
- Vốn ODA: 698.831 triệu đồng.
- Vốn BT: 7.096.431 triệu đồng.
- Vốn BOT: 360.000 triệu đồng.
- Các nguồn vốn khác: 1.554.800
triệu đồng.
- Vốn nhân dân đóng góp:
+ Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU
ngày 22/5/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVI) về kiên cố hóa kênh mương,
bê tông hóa đường giao thông nội đồng và vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng nhà
văn hóa thôn, bản, tổ nhân dân gắn với sân thể thao và khuôn viên trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020.
+ Thực hiện Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND
ngày 13/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa XVIII) quy định mức hỗ trợ kiên
cố hóa kênh mương, bê tông hóa đường giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa
thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao và khuôn viên và một số công trình hạ
tầng kinh tế-xã hội nông thôn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2016-2020.
+ Thực hiện Nghị quyết số
01/2016/NQ-HĐND ngày 7/01/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc hỗ trợ
làm cống thoát nước tại khu dân cư
3. Thời gian thực hiện: Năm 2018-2020.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban
chỉ đạo về đẩy mạnh quy hoạch xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang căn
cứ Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chỉ đạo toàn diện, kiểm tra, đôn
đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng phát triển thành phố Tuyên
Quang đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020.
2.
UBND thành phố: Chủ trì tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng phát
triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020; có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, báo cáo Ban Chỉ đạo để tổ chức thực hiện.
3. Các
sở, ngành, đơn vị là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban
nhân dân thành phố Tuyên Quang trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề
ra trong kế hoạch xây dựng phát triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị
loại II vào năm 2020;
- Theo dõi, kiểm tra, kịp thời
tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo trong việc triển khai
thực hiện kế hoạch xây dựng phát triển thành phố Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị
loại II vào năm 2020 trong phạm vi ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. Công tác báo cáo: Thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về đẩy mạnh quy hoạch
xây dựng và phát triển thành phố Tuyên Quang
VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ: Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy:
1. Có
cơ chế riêng trong việc phân bổ ngân sách (cấp thành phố) trong việc đầu
tư phát triển thành phố, cụ thể:
- Huy động tổng thể nguồn vốn đầu
tư kết cấu hạ tầng: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh; vốn xã hội hóa đầu
tư theo hình thức PPP; vốn nhân dân đóng góp, tài trợ; vốn 100% của nhà đầu tư;
vốn ODA,...
- Phân bổ thêm nguồn vốn sự nghiệp
kinh tế cho thành phố để điều chỉnh các quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 các phường
và xã An Tường theo điều chỉnh quy hoạch chung đã được UBND tỉnh phê duyệt (9,8
tỉ đồng)
2. Điều
chỉnh Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng phát triển thành phố Tuyên
Quang trở thành đô thị loại II đảm bảo ngắn gọn và cải cách thủ tục hành chính.
4. Thu
hút các nhà đầu tư để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước mặt, nước thải đô thị
theo quy hoạch được duyệt.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và
phát triển đô thị thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang lên đô thị loại II
vào năm 2020./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ;
(Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Mục V (thi hành):
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Chuyên viên: TH, GT, XD, TN&MT;
- Lưu VT. (Hiệp-35)
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Thực
|
Ngân sách TW 3.241.836 tr. Đồng
Ngân sách tỉnh 1.908.537 tr. Đồng
Ngân sách TP 414.341 tr. Đồng
ODA 698.831 tr. Đồng
BT 7.096.431 tr. Đồng
BOT 360.000 tr. Đồng
Các nguồn vốn khác 1.554.800 tr. Đồng