ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 1991/KH-UBND
|
Hậu Giang, ngày
25 tháng 12 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
NÂNG
CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Pháp lệnh Dân số; Pháp lệnh sửa đổi điều 10
Pháp lệnh Dân số và các nghị định hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm
2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công
tác dân số trong tình hình mới”;
Căn cứ Nghị quyết số 137-NQ/CP ngày 31 tháng 12 năm
2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về công tác dân số trong tình hình mới”;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11
năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch “Nâng cao năng lực nghiên cứu
về dân số và phát triển đến năm 2030”;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực
nghiên cứu về dân số và phát triển đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Tăng cường tiềm lực nghiên cứu về dân số và phát
triển, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao năng lực trình độ nghiên cứu chuyên
sâu, đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu toàn diện về dân số và phát triển để cung cấp
cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc triển khai các giải pháp hướng đến mục
tiêu đề ra trong Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 góp phần phát triển đất
nước nhanh, bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
+ Địa phương có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh
và 05 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về lĩnh vực dân số và phát triển được nghiệm
thu và đưa vào ứng dụng thực tế.
+ Có 02 Thạc sỹ được đào tạo trong khuôn khổ nhiệm
vụ khoa học và công nghệ của kế hoạch.
- Đến năm 2030:
+ Địa phương có 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh
và 10 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về lĩnh vực dân số và phát triển được nghiệm
thu và đưa vào ứng dụng thực tế.
+ Có 04 Thạc sỹ được đào tạo trong khuôn khổ nhiệm
vụ khoa học và công nghệ của kế hoạch.
+ Ứng dụng và nghiên cứu đưa vào thực tế một số
công nghệ y - sinh học chuyên sâu phục vụ việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm
bệnh tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị và phục hồi chức năng trong
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
+ Hình thành mạng lưới liên kết các cơ sở nghiên cứu,
các nhà khoa học về dân số và phát triển trong tỉnh và cả nước. Tăng cường chia
sẻ, phổ biến và phối hợp thực hiện các nghiên cứu khoa học và đào tạo. Hình
thành cơ sở dữ liệu về dân số và phát triển phục vụ nghiên cứu, xây dựng chính
sách về dân số và phát triển.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thời gian:
- Giai đoạn 1 (Từ năm 2021 đến 2025): đổi mới toàn
diện về nội dung, đa dạng các hình thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu khoa
học trong phạm vi lĩnh vực dân số và phát triển gắn với các yếu tố phát triển
kinh tế - xã hội. Củng cố, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu khoa
học cơ sở.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến 2030): tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu quả thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành. Phát triển và ứng dụng cơ sở dữ liệu
dân số và phát triển phục vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách về dân số và phát
triển.
2. Đối tượng:
a) Đối tượng nghiên cứu và ứng dụng:
- Sự tác động qua lại, mối liên quan giữa yếu tố
dân số (cơ cấu dân số, chất lượng dân số, quy mô dân số, phân bố dân số) đối
với sự phát triển kinh tế - xã hộ, quốc phòng an ninh của địa phương. Chú trọng
các nội dung: duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh
về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng già
hóa dân số; phân bố dân số hài hòa, hợp lý; lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch
phát triển từng ngành, lĩnh vực; các giải pháp nâng cao chất lượng dân số.
- Tính hiệu quả từ các chính sách dân số và phát
triển đang được triển khai tại địa phương với nhận thức, thực hành và duy trì
thực hành của người dân về công tác dân số.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ y - sinh học
trong chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng và phục
hồi chức năng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến mức sinh thấp
của địa phương trong thời gian qua.
b) Đối tượng tác động:
- Cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban ngành, đoàn
thể, các tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở.
- Các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín ở
khu dân cư, khu vực đồng bào dân tộc, trong cộng đồng...
- Người cao tuổi.
- Nam, nữ; các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
- Trẻ em, vị thành niên, thanh niên.
- Nhóm dân số đặc thù (dân di cư, đồng bào theo
đạo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số,…).
- Cán bộ cung cấp dịch vụ (sức khỏe sinh sản, kế
hoạch hóa gia đình, dân số, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi).
- Phóng viên các cơ quan báo chí, cán bộ truyền
thông và cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin cơ sở.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội
ngũ cán bộ nghiên cứu về dân số và phát triển:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tham gia
công tác nghiên cứu, quản lý lĩnh vực y tế - dân số.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán
bộ nghiên cứu về công tác dân số và phát triển tham gia các hội nghị, hội thảo
trong và ngoài tỉnh.
- Thực hiện lồng ghép, gắn kết việc đào tạo nâng
cao năng lực cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ về dân số và phát triển với
các nhiệm vụ quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực của ngành, của tỉnh bằng nguồn
ngân sách nhà nước.
2. Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học:
- Nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị kỹ thuật cho các đơn vị tham gia, tổ chức các hoạt động, đào tạo nghiên cứu
chuyên sâu về dân số và phát triển.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh
phí ngoài ngân sách nhà nước tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học; đầu tư cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ chế chia sẻ
thông tin, khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ các chương trình, dự án liên quan đến
dân số và phát triển tại địa phương và cả nước.
3. Tổ chức triển khai nhiệm vụ khoa học và công
nghệ về dân số và phát triển:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các vấn đề dân số
và quan hệ, tác động của dân số với phát triển kinh tế xã hội, chú trọng các mặt:
điều chỉnh và duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh
về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả dân số vàng; thích ứng già hóa dân
số; phân bố dân số hài hòa, hợp lý; lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát
triển từng ngành, lĩnh vực; nâng cao chất lượng dân số.
- Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước về dân số và phát triển. Tập trung nghiên cứu mối
quan hệ giữa dân số và phát triển phục vụ xây dựng và thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển, lĩnh vực, phát triển kinh tế -
xã hội địa phương và quản lý điều hành công tác dân số. Phát triển công nghệ y
- sinh học nhằm chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; dự
phòng và phục hồi chức năng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành dân số và phát triển tại địa phương gắn kết với hệ thống dữ
liệu quốc gia; bảo đảm cung cấp đủ thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu và lồng
ghép yếu tố dân số vào công tác lập kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực.
4. Hình thành mạng lưới liên kết:
- Tạo cơ chế chính sách, quy chế phối hợp giữa cơ sở
nghiên cứu và nhà khoa học về dân số và phát triển trong và ngoài tỉnh thông
qua các nhiệm vụ khoa học và phát triển công nghệ; tăng cường truyền thông về
dân số và phát triển.
- Tăng cường hội nhập, trao đổi, chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm, kết quả hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển trong và
ngoài tỉnh.
IV. KINH PHÍ
1. Cấp tỉnh:
Tổng kinh phí: 1.267.423.000 đồng (một tỷ hai
trăm sáu mươi bảy triệu bốn trăm hai mươi ba nghìn đồng), cụ thể:
STT
|
Năm
|
Số tiền (đồng)
|
1
|
2021
|
26.775.000
|
2
|
2022
|
240.099.000
|
3
|
2023
|
146.775.000
|
4
|
2024
|
26.775.000
|
5
|
2025
|
26.775.000
|
6
|
2026
|
146.775.000
|
7
|
2027
|
240.099.000
|
8
|
2028
|
26.775.000
|
9
|
2029
|
240.099.000
|
10
|
2030
|
146.775.000
|
|
Tổng
|
1.267.423.000
|
- Nguồn kinh phí cấp tỉnh: sử dụng kinh phí sự nghiệp
y tế, các nguồn khác từ vận động, xã hội hóa.
2. Cấp huyện:
Kinh phí cấp huyện giao UBND huyện, thị xã, thành
phố cân đối, cấp bổ sung theo tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo triển khai
thực hiện các nội dung kế hoạch này theo phân cấp quản lý.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan và
UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; định kỳ
báo cáo UBND tỉnh; tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm để bổ sung
các hoạt động cho phù hợp tình hình thực tế và tổng kết vào cuối năm 2030.
- Giao Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tổ chức quản lý,
điều hành triển khai các hoạt động của kế hoạch. Làm đầu mối phối hợp với các
đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng dự toán ngân sách
hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành.
2. Sở Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch; thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc triển khai
nhiệm vụ khoa học, công nghệ về dân số và phát triển tại địa phương.
3. Sở Tài chính:
Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp cùng Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức lồng ghép yếu tố dân số vào chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội địa
phương.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức nghiên cứu về các chính sách an
sinh xã hội cho trẻ em, người cao tuổi và các nhóm dân số dễ bị tổn thương, việc
làm cho người cao tuổi; các vấn đề di dân, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ
bản của người di cư, tận dụng hiệu quả dân số vàng.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa
bàn Tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kịp thời thông tin các đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dân số và phát
triển.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ
chức đoàn thể tỉnh:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp
Sở Y tế (thông qua Chi cục Dân số -KHHGĐ) lồng ghép các hoạt động trong các
chương trình, kế hoạch của đơn vị để thực hiện kế hoạch, đặc biệt là đẩy mạnh
công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp
Nhân dân tích cực tham gia hoạt động công tác dân số và phát triển.
8. Các tổ chức Hội:
Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Liên hiệp Hội Khoa
học và Kỹ thuật tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Y tế (thông
qua Chi cục Dân số -KHHGĐ) lồng ghép các hoạt động trong các chương trình, kế
hoạch hoạt động của đơn vị; huy động, hỗ trợ nguồn lực, làm cầu nối với các đơn
vị, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa học của kế hoạch.
9. UBND huyện, thị xã, thành phố:
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động
của kế hoạch; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị có liên quan tại địa
phương phối hợp thực hiện kế hoạch; bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương
thực hiện toàn diện, đồng bộ công tác dân số và phát triển đã được phân cấp
theo quy định; lồng ghép có hiệu quả các hoạt động của kế hoạch với các hoạt động,
chương trình, dự án có liên quan đang thực hiện trên cùng địa bàn, đảm bảo, hiệu
quả tiết kiệm; kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các hoạt
động tại địa phương theo kế hoạch định kỳ và đột xuất.
Trên đây là Kế hoạch Nâng cao năng lực nghiên cứu về
dân số và phát triển đến năm 2030; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh,
UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc
triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc vượt thẩm quyền, đề nghị cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế
(thông qua Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét,
chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Tổng cục DS-KHHGĐ (báo cáo);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Lưu: VT, NCTH. LHT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đồng Văn Thanh
|