Kế hoạch 193/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Số hiệu 193/KH-UBND
Ngày ban hành 22/08/2023
Ngày có hiệu lực 22/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2023

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 24/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2023,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2023, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ; Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; phát huy những mặt tích cực, phát hiện, nhân rộng các sáng kiến, giải pháp mới trong công tác cải cách hành chính.

- Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

- Thông qua kết quả kiểm tra, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

- Công tác kiểm tra cần thực hiện nghiêm túc, khách quan, chính xác, đúng quy định, không gây trở ngại đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

- Nội dung kiểm tra bám sát các nội dung cải cách hành chính của Trung ương, của tỉnh. Hồ sơ kiểm tra phải được lập đầy đủ, đúng quy định.

- Việc kiểm tra công tác cải cách hành chính là yêu cầu bắt buộc của các cơ quan hành chính nhà nước, do vậy các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.

- Qua kiểm tra phải rút ra được những vấn đề cần chú trọng chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; đồng thời kiến nghị, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng cải cách hành chính của tỉnh.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính;

2. Cải cách thể chế;

3. Cải cách thủ tục hành chính;

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

5. Cải cách chế độ công vụ;

6. Cải cách tài chính công;

7. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số;

8. Kết quả khắc phục những tiêu chí chưa đạt điểm, chưa đạt điểm tối đa theo Báo cáo số 347/BC-SNV ngày 25/7/2023 của Sở Nội vụ về kết quả phân tích Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh năm 2022.

(Nội dung chi tiết theo Đề cương báo cáo gửi kèm Kế hoạch này)

III. ĐỐI TƯỢNG, THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA, PHƯƠNG THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA

1. Đối tượng kiểm tra, tự kiểm tra

1.1. Đối tượng tự kiểm tra: Các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị theo kế hoạch.

1.2. Đối tượng kiểm tra trực tiếp

[...]