Kế hoạch 193/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 193/KH-UBND
Ngày ban hành 07/04/2021
Ngày có hiệu lực 07/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Phạm Duy Hưng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 07 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020

1. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh

Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có dịch bệnh lớn xảy ra, một số dịch bệnh mắc rải rác tại địa bàn các huyện đã cơ bản được kiểm soát, giám sát, quản lý và xử lý kịp thời. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, cúm A/H5N6, MERS-CoV, bệnh do vi rút Zika,... không xảy ra. Cùng với cả nước, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, các bệnh có vắc xin dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, Hib,...).

Trong năm 2020, toàn tỉnh ghi nhận 07 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tất cả đều là ca bệnh ngoại lai (năm 2019 có 35 ca mắc); 01 trường hợp bệnh dại tử vong tại xã Sơn Thành, huyện Na Rì do bị chó nghi dại cắn nhưng không đi tiêm vắc xin phòng dại (năm 2019 có 01 ca tử vong); 305 ca mắc bệnh tay chân miệng (năm 2019 mc 140 ca); 34 ca mc quai bị (năm 2019 mc 291 ca); 269 trường hợp mắc thủy đậu (năm 2019 mắc 260 ca); 02 ca bệnh viêm não Nhật Bản; 02 ca liệt mềm cấp nghi bại liệt; 01 ca bệnh nghi sởi; 4.334 ca bệnh cúm (năm 2019 mắc 5.558 ca).

2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu năm 2020

Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2020

Thực hiện năm 2020

So với năm 2019

Kết quả

100% UBND các cấp từ huyện/thành phố đến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có kế hoạch phòng chống dịch bệnh

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% các ổ dịch được phát hiện và xử lý kịp thời

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% các ổ dịch được chẩn đoán bằng xét nghiệm

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% các vụ dịch được khoanh vùng xử lý đúng hướng dẫn

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% ca bệnh truyền nhiễm được giám sát, báo cáo qua phần mềm

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% người bệnh nghèo bị phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

100% Đội cơ động phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh các tuyến được tập huấn.

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

Đạt chỉ tiêu

3. Khó khăn, hạn chế

3.1. Trên thế giới và khu vực, dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, luôn có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bênh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là dịch bệnh COVID-19, dịch bệnh cúm A (H7N9), MERS-CoV, sốt vàng ... chưa khống chế được triệt để; một số bệnh trước đây đã được khống chế nhưng hiện gia tăng trở lại ở nhiều quốc gia trong khu vực như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, bại liệt, sởi. Dịch bệnh COVID-19 đến thời điểm hiện tại đã không còn ca bệnh lây lan trong cộng đồng, tuy nhiên số lượng người mắc và tử vong trên thế giới không ngừng tăng, số lượng người lao động trở về Việt Nam nhiều, nhất là trong dịp cuối năm, đồng thời nhiều quốc gia có chung đường biên giới, hoạt động giao lưu thương mại với nước ta, do vậy nguy cơ bùng phát thành dịch hoặc xâm nhập, bùng phát trong nước và trên địa bàn tỉnh là rất lớn.

3.2. Các bệnh dịch chủ yếu do vi rút (Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết...) không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc xin dự phòng; các biện pháp phòng, chng dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu, tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát.

3.3. Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại.

3.4. Hoạt động cung ứng vắc xin trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng, cung ứng chậm để đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động nên tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã, nguy cơ các bệnh trong tiêm chủng mở rộng bùng phát thành dịch như sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản... Đến thời điểm hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh Covid-19.

3.5. Vẫn còn 01 trường hợp tử vong do bệnh dại, nguyên nhân do bị chó nghi dại cắn nhưng không đi tiêm phòng vắc xin dại.

3.6. Kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số liên tục bị cắt giảm; kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng thụ động trong công tác phòng, chống dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức triển khai hoạt động y tế dự phòng.

Phần II

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH, NĂM 2021

I. MỤC TIÊU CHUNG

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, chủ động giám sát phát hiện sớm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch để đảm bảo giảm số mắc; thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhằm giảm biến chứng và hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong; 100% vụ dịch được giám sát, báo cáo bằng phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm và được chẩn đoán bằng xét nghiệm.

2. Giảm 05 - 10% số mắc, chết bệnh truyền nhiễm phổ biến so với trung bình giai đoạn 2012 - 2018 như sởi, rubella, tay chân miệng, tiêu chảy...

3. Bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh.

4. 100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm chính xác, kịp thời, đầy đủ bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

5. 100% người bệnh nghèo bị phơi nhiễm với bệnh dại được tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí.

6. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.

7. Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh tại các tuyến.

[...]