Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 191/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2023
Ngày có hiệu lực 29/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 191/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Quyết định số 3875/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3875/QĐ- BVHTTDL ngày 30/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành liên quan và Nhân dân trong việc lưu giữ, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2. Việc triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và từng địa phương; đề xuất các nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như: Phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân vũ, dân nhạc... với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan (giáo dục, thông tin và truyền thông…).

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức khảo sát, sưu tầm, kiểm kê và lập danh mục thể loại văn học dân gian truyền thống của các dân tộc thiểu số

- Nội dung

+ Thực hiện kiểm kê về di sản văn hóa phi vật thể, trong đó chú trọng rà soát, nghiên cứu về loại hình di sản văn hóa phi vật thể là các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc; triển khai chương trình tổng kiểm kê văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số để phân loại, lập danh mục thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đã và đang bị mai một nhằm định hướng để phục dựng, bảo tồn tại chỗ và tư liệu hóa.

+ Khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu làm công tác kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố; Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật và các đơn vị liên quan.

2. Tổ chức biên soạn sách, giáo trình

- Nội dung: Tổ chức biên soạn sách, giáo trình, học liệu giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa các vùng, miền cũng như tham khảo hoặc giảng dạy về văn học địa phương, nhất là văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố; Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật và các đơn vị liên quan.

3. Tổ chức các chương trình, hoạt động, trại sáng tác, cuộc thi, hội thảo

- Nội dung

+ Tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các nghệ nhân, người nắm giữ tri thức dân gian hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ kế cận.

+ Tổ chức các trại sáng tác, cuộc thi, hội thảo chủ đề về văn học dân gian các dân tộc thiểu số của tỉnh.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh.

- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.

4. Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số

- Nội dung

+ Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa, nghệ thuật quần chúng gắn với việc khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học dân gian trở thành các tiết mục văn hóa, văn nghệ được công diễn trong các dịp tổ chức Ngày Văn hoá các dân tộc 19/4; Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam 18/11, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11... tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và trong hoạt động tổ chức các Ngày hội; Lễ hội truyền thống tại các địa phương và của tỉnh.

[...]