Kế hoạch 19/KH-UBND công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 19/KH-UBND
Ngày ban hành 16/02/2012
Ngày có hiệu lực 16/02/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM, HIV/AIDS NĂM 2012

Năm 2012, trên địa bàn Thủ đô diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng, là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực công tác đảm bảo An ninh chính trị, giữ gìn TTATXH.

Quán triệt và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố về nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là Chỉ thị về đảm bảo ANTT trên địa bàn Thủ đô năm 2012, Kế hoạch phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS năm 2012 trên địa bàn Hà Nội với những nội dung mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu cụ thể như sau:

I. MỘT SỐ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CƠ BẢN PCMT, MẠI DÂM, HIV/AIDS

1. Về phòng chống ma túy

1.1. Tiếp tục kiềm chế, tiến tới làm giảm tội phạm ma túy, giảm phát sinh người nghiện ma túy trên địa bàn, phấn đấu cuối năm giảm 10% số người nghiện tăng mới so với số người nghiện tăng trong năm 2011.

1.2. Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, điều tra, bắt giữ xử lý hình sự 3.000 vụ án phạm tội về ma túy (trong đó có 60% vụ án mua bán, vận chuyển; xác lập và khám phá 200 chuyên án). Đưa xét xử 100% vụ án ma túy đã có quyết định truy tố (trong đó, xét xử lưu động 1.300 vụ, án điểm 415 vụ).

1.3. Tập trung đấu tranh, giải quyết dứt điểm 03 tụ điểm,18 điểm phức tạp về tệ nạn ma túy còn ở địa bàn xã, phường, thị trấn (đến thời điểm tháng 12/2011), đồng thời chủ động có kế hoạch phòng ngừa, không để hình thành tụ điểm, điểm phức tạp mới.

1.4. Tổ chức cai nghiện mới dưới nhiều hình thức cho 3.000 người nghiện ma túy, trong đó, cai nghiện bắt buộc mới cho 2.500 người; cai nghiện tự nguyện tại trung tâm là 500 người; Tiếp tục triển khai cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

1.5. Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm Đề án điều trị cho người nghiện ma túy bằng Methadone tại 6 đơn vị (đã được Thành phố duyệt năm 2010) cho 911 người.

1.6. Thực hiện quản lý sau cai nghiện ma túy (theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP cho 3.482 người, trong đó, quản lý sau cai nghiện vào mới tại Trung tâm cho 1.600 người; số 2011 chuyển sang quản lý 1.882 người; Hỗ trợ, tư vấn quản lý sau cai tại nơi cư trú cho 2.455 người, trong đó quản lý sau cai nghiện năm 2012 là 1.395; số 2011 chuyển sang quản lý là 1.060 người.

Dạy nghề tại Trung tâm cho 1.200 người đang cai nghiện và 300 người quản lý sau cai nghiện; Tiếp tục duy trì hoạt động của 577 Đội hoạt động xã hội tình nguyện, 74 Câu lạc bộ sau cai B93 các xã, phường, thị trấn.

1.7. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 09/7/2010 của UBND Thành phố về xây dựng xã, phường, thị trấn “không có tệ nạn ma túy”, đảm bảo cuối năm tăng 5% số phường, xã, thị trấn không có tệ nạn ma túy và giảm 30% số phường, xã, thị trấn trọng điểm và phức tạp.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống ma túy trong trường học. Phấn đấu năm 2012, toàn Thành phố có 98% - 100% trường học (thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý) đạt “không có tệ nạn ma túy” (không có học sinh đang học mắc nghiện ma túy, hoặc tham gia hoạt động tội phạm về ma túy).

2. Về phòng chống tệ nạn mại dâm

2.1. Triệt phá 180 vụ môi giới, chứa, tổ chức hoạt động mại dâm. Thu gom 800 lượt người bán dâm, người bán dâm nghiện ma túy, người bán dâm tại khu vực công cộng. Xét xử 150 vụ án mại dâm.

2.2. Giải quyết xóa 5 tụ điểm tệ nạn mại dâm (còn tại thời điểm tháng 12/2011). Duy trì không để tái hoạt động trở lại đối với 14 tụ điểm mại dâm công cộng đã giải quyết năm 2009, 2010 và năm 2011.

2.3. Quản lý, chữa trị, giáo dục cho 550 người bán dâm và người bán dâm nghiện ma túy, trong đó: tiếp nhận mới là 250 người bán dâm; Tổ chức dạy nghề tại Trung tâm số II cho 100 người; Tái hòa nhập cộng động từ 250 người. Hỗ trợ tạo việc làm tại cộng đồng cho 30 phụ nữ hoàn lương.

2.4. Triển khai chuyên đề chỉ đạo điểm về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại 78 xã, phường, thị trấn. Xây dựng 85% số xã, phường, thị trấn đạt không có tệ nạn mại dâm (không có người bán dâm, không có cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động mại dâm, không có tụ điểm mại dâm công cộng).

3. Về phòng chống HIV/AIDS

3.1. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS đến các tầng lớp nhân dân, làm thay đổi hành vi, góp phần kiềm chế, tiến tới giảm người nhiễm HIV mới.

3.2. Tiếp tục duy trì và khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2012; giảm các ca nhiễm HIV mới, giảm các trường hợp tử vong do HIV/AIDS.

3.3. Đảm bảo 50% số đối tượng nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm HIV và 3% người dân độ tuổi từ 15-49 được tư vấn xét nghiệm HIV; 80% số người nghiện chích ma túy được tiếp cận và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch; 70% số người bán dâm được tiếp cận với chương trình bao cao su. 1.000 người sử dụng ma túy tham gia vào chương trình điều trị Methadone.

3.4. 70% người lớn nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV; 95% trẻ nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV. 85% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị bậc 1 sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARV.

3.5. 65% huyện có tình hình dịch HIV trung bình và cao có dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được lồng ghép trong hệ thống y tế hiện hành; 100% cán bộ thi hành công vụ gặp tai nạn rủi ro nghề nghiệp được điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc ARV.

3.6. 70% phụ nữ mang thai (PNMT) được tư vấn xét nghiệm HIV; 60% PNMT được làm xét nghiệm HIV; 90% PNMT nhiễm HIV có sinh con và con của họ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; 80% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

[...]