ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 19 tháng 02 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 39/2018/NQ-HĐND NGÀY 12/12/2018 CỦA HĐND TỈNH VỀ
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA, ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO, HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN, BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NINH BÌNH, GIAI ĐOẠN 2019-2020
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
24/10/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên
tiến, bền vững giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số
39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao,
hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn
2019-2020; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, nội dung cụ thể
như sau:
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Mục
tiêu
Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, hướng
tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn, hiệu quả, bền vững, gắn với phát triển
du lịch, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân; hoàn thành chỉ tiêu về phát triển
nông nghiệp, nông thôn được giao tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
lần thứ XXI; triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong Nghị
quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy; cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải
pháp để các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện gắn với các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và từng địa phương, đơn vị.
Đảm bảo tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp bình quân đạt trên 2,0%/năm; nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp đến năm 2020 đạt trên 130 triệu đồng/ha canh tác; Trong đó: năm 2019, chỉ
tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt từ 2,3% trở lên, giá trị
sản xuất nông nghiệp đạt trên 125 triệu đồng/ha.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung, tiến độ
và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch.
- Các sở, ngành, đơn vị và UBND các
huyện, thành phố phải triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, đảm
bảo về nội dung và tiến độ thực hiện.
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn
vị và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường quán triệt đến toàn thể cán
bộ, công chức, viên chức; tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
góp phần thực hiện có kết quả Chương trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị sản xuất trên 1
ha canh tác, tăng thu nhập cho người dân.
II. Nhiệm vụ
1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tập trung xây dựng, phát triển vùng
sản xuất hàng hóa với sản phẩm có lợi thế, gắn kết
thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế bền vững.
1.1. Tập
trung xây dựng, phát triển vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ cao, trong đó chú trọng cả cải tạo hạ tầng nội vùng và sản
xuất trong vùng với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế, cụ thể:
- Trồng trọt: Lúa đặc sản, chất lượng
cao; rau - củ - quả an toàn; cây ăn quả (dứa, chuối, ối, cây có múi...), cây dược
liệu (trà hoa vàng...).
- Chăn nuôi: gia cầm, lợn.
- Thủy sản: nuôi thương phẩm: mặn lợ
(tôm, cua xanh, ngao...), nước ngọt (trắm, chép, diêu hồng, rô phi...); sản xuất giống thủy sản (ngao, hàu...).
- Lâm nghiệp: cây Bùi Kỳ Lão.
Tổ chức sản xuất trong vùng gắn với
chế biến, bảo quản, tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; có doanh
nghiệp là trụ cột, hợp tác xã là hạt nhân.
(Danh
mục các vùng theo phụ biểu số 01 kèm theo)
1.2. Tiếp
tục phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, gia trại, hộ gia đình, cá nhân với các
sản phẩm đặc sản, có lợi thế của từng địa phương (không bao gồm các vùng đã nêu
tại mục 1.1) theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với thị
trường; trong đó:
- Đảm bảo diện tích gieo trồng lúa
hàng năm có trên 60% là lúa đặc sản, chất lượng cao; rau-củ-quả sản xuất an
toàn, theo tiêu chuẩn chất lượng (Việt Nam, quốc tế); phát triển cây ăn quả, dược
liệu, hoa, cây cảnh phù hợp với lợi thế địa phương.
- Phát triển con nuôi truyền thống (lợn,
gia cầm, trâu, bò), đặc sản (dê, hươu, ...) theo hướng gia trại, trang trại tập
trung, tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao.
- Mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước
ngọt tập trung, thâm canh; phát triển diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm
canh ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với thời tiết khí hậu vùng ven biển Kim
Sơn. Khuyến khích chuyển giao công nghệ đánh bắt thủy sản tiên tiến; phát triển
các đội tàu khai thác hải sản xa bờ và duy trì hợp lý số tàu thuyền công suất
nhỏ đánh bắt gần bờ gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới biển.
- Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ
quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản; gắn quản lý, bảo vệ, sử dụng môi trường rừng với du lịch
sinh thái;
1.3. Chuyển
đổi theo quy định đất trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích sản xuất nông nghiệp
khác có hiệu quả hơn; Ban hành kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa của tỉnh, giao
kế hoạch cho các huyện, thành phố; các cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi
cho phù hợp; đảm bảo giữ vững 66 ngàn ha sản xuất lúa/năm.
1.4. Tăng
cường cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả; giảm bớt lao động, giảm chi phí sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp; trọng tâm là khâu sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch. Đồng thời chuyển hình thức gieo thẳng, cấy tay sang hình thức
mạ khay cấy máy, khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.5. Tăng
cường sản xuất nông nghiệp an toàn, sản xuất theo quy trình,
tiêu chuẩn quản lý chất lượng Việt Nam, quốc tế; áp dụng các kỹ thuật tiến bộ
vào sản xuất (bón phân cân đối, hợp lý, che phủ nilon; sử dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học...); thực hiện các quy trình quản lý
tổng hợp, công nghệ canh tác sinh thái, đa dạng sinh học...
1.6. Khuyến
khích phát triển các hoạt động hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ,
liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp là đầu tầu của hoạt động hợp tác, liên kết.
1.7. Hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ các
doanh nghiệp có tiềm năng, phát triển, trở thành doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao; thực hiện nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất
kinh doanh giống cây trồng và các vật nuôi có chất lượng, năng suất, giá trị
gia tăng cao; Đến năm 2020 có ít nhất 01 doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1.8. Phát
triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông
thôn mới và phát triển du lịch, dịch vụ.
2. Thí điểm triển khai nông nghiệp
hữu cơ, nông nghiệp theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị nông sản, đảm bảo
nông sản an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng.
Giai đoạn 2019- 2020 tập trung thực
hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đối với các đối tượng: Lúa đặc sản,
chất lượng cao; rau-củ-quả; lợn, dê, gà, cá...; đồng thời khảo sát, xác định
vùng đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu
cơ được chứng nhận theo quy định. Xây dựng cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, các
chế phẩm hữu cơ để tận dụng nguồn phụ thải từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, góp phần giải quyết nguồn gốc ô nhiễm môi
trường khu vực nông thôn; giảm giá thành vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
hữu cơ.
3. Riêng năm 2019
3.1. Đẩy
mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất
an toàn, theo quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng Việt
Nam, quốc tế, gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch, dịch vụ; tập
trung xây dựng, phát triển vùng sản xuất hàng hóa với sản phẩm chủ lực, đặc sản
bản địa có lợi thế; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ,
liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
là nòng cốt.
- Tập trung xây dựng, phát triển vùng
sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ, gắn với chế biến, bảo quản,
tiêu thụ, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, có doanh nghiệp là trụ cột, hợp
tác xã là hạt nhân; đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có lợi thế như: Lúa
đặc sản, chất lượng cao; rau-củ-quả an toàn; cây ăn quả (chuối, cây có múi),
cây dược liệu trà hoa vàng; gia cầm, lợn; tôm nước lợ, cá nước ngọt; giống hàu,
ngao; cây Bùi Kỳ Lão.
- Tiếp tục phát triển kinh tế hợp
tác, trang trại, gia trại, hộ gia đình, cá nhân với các sản phẩm đặc sản, có lợi
thế (không bao gồm các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ) gắn với thị trường.
- Tiếp tục chuyển đổi theo quy định đất
trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích sản xuất nông nghiệp khác có hiệu quả hơn;
Ban hành kế hoạch chuyển đổi đất trồng
lúa của tỉnh, giao kế hoạch cho các huyện, thành phố; các cấp huyện, xã xây dựng
kế hoạch chuyển đổi cho phù hợp.
- Tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa
trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; giảm bớt
lao động, giảm chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; trọng tâm là khâu
sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Triển
khai thí điểm hình thức mạ khay cấy máy trên địa bàn huyện Yên Khánh để trình
diễn, làm mẫu cho các địa phương khác; xây dựng đề án về mạ khay, cấy máy cho
đơn vị cấp xã, quy mô từ 100ha/xã trở lên.
3.2. Thí
điểm triển khai nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đối với lúa đặc sản nếp cau,
rau-củ-quả, lợn, dê, gà, cá....; đồng thời khảo sát, xác định vùng đủ điều kiện
sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận
theo quy định. Xây dựng cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm hữu cơ để tận
dụng nguồn phụ thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
III. Giải pháp
1. Thông tin, tuyên truyền
Tập trung tuyên truyền, quán triệt đến
các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên, người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn về Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
24/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên
tiến, bền vững giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số
39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao,
hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2019-2020; cũng như các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, để mọi cá nhân, đơn vị dễ tiếp cận, thực
hiện.
2. Cơ chế, chính sách
- Tập trung hướng dẫn, triển khai các
chính sách hỗ trợ được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND
ngày 12/12/2018; tạo môi trường thuận lợi, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục;
đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
cơ chế chính sách khác được Trung ương, tỉnh ban hành hỗ trợ, khuyến khích, thu
hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tìm kiếm, thu hút nhà đầu tư chiến lược
để làm đầu tàu dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp và
của các doanh nghiệp.
3. Khoa học công nghệ
Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật mới,
đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; triển khai các mô hình ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao trong các lĩnh vực của nông
nghiệp, trước mắt tập trung cho lúa, rau, hoa, chăn nuôi lợn, tôm, ...Tăng cường
hợp tác với các Trường đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học nghiên
cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng
trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là HTX, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, thử
nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi mới; quy trình sản xuất, thâm canh...
ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn sản xuất.
4. Đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng các cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu nuôi cấy mô, chọn tạo giống; thu
hút cán bộ trình độ cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo, tập
huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y cơ sở.
Đổi mới chương trình đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động
nông thôn đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tập huấn bồi dưỡng nâng cao
năng lực cán bộ HTX các chủ trang trại về quản lý tài chính, sản xuất kinh
doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý chất lượng gắn với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường. Tập huấn nâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật mới cho nông dân trong tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
5. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
- Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp
hệ thống công trình thủy lợi đầu mối (kênh mương tưới, tiêu cấp 1, trạm bơm, hồ,
...) hệ thống công trình giao thông nội đồng, hệ thống điện sản xuất phục vụ
vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống thu
gom, tiêu thụ nông sản, thủy sản. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp
các trung tâm, cơ sở sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thủy sản; ưu tiên các trung tâm, cơ sở sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao.
6. Hỗ trợ phát triển thị trường,
xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại
Hỗ trợ phát triển thị trường, xúc tiến
thương mại sản phẩm nông sản trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tiêu thụ
nông sản, nhất là các sản phẩm chủ lực có khối lượng hàng hóa lớn. Hỗ trợ các
Liên hiệp HTX, HTX, THT, các hộ sản xuất liên kết với nhau hoặc liên kết với
các doanh nghiệp, các cửa hàng, siêu thị để cung ứng các dịch vụ đầu vào sản xuất,
hoặc tiêu thụ nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường nông sản,
truyền thông, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, sự kiện ở trong và
ngoài nước có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Tăng cường thông
tin, tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và
Internet để cho mọi người dân tiếp cận được về thông tin nông sản an toàn,
thành tựu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường liên kết,
xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố (song phương, đa phương) trong việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông nghiệp an
toàn, ứng dụng công nghệ cao.
7. Phát triển hệ thống dịch vụ
nông nghiệp
- Phát triển, quản lý chặt chẽ hệ thống
dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp để giảm chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm. Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là phát triển mạnh các dịch vụ chế biến nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới
và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (từ giống,
bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường
tiêu thụ...).
- Củng cố và phát triển các tổ chức dịch
vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng
cao chất lượng dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; cung ứng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến sản
phẩm nông lâm thủy sản; đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành,
các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch; lồng ghép, phối hợp tổ
chức triển khai tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, chú
trọng kiến thức, kỹ năng về khoa học công nghệ, quản lý sản
xuất, phát triển thị trường.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định
điều kiện, trình tự, thủ tục hỗ trợ; các đề án, kế hoạch chuyên đề; ban hành
các văn bản quản lý chuyên ngành; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn để thực hiện
hiệu quả Kế hoạch.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các
đơn vị, địa phương có liên quan tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh bố trí vào dự toán ngân
sách Tỉnh.
- Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện
hàng quý (trước ngày 15 tháng đầu quý), 6 tháng (trước ngày 15/7) và hàng năm
(trước ngày 20/12) báo cáo UBND tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần
thiết.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kế
hoạch vốn, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn để thực hiện thành công Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các chính sách, cơ chế hiệu quả
thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp,
nông thôn.
3. Sở Tài chính
- Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí
trong dự toán ngân sách tỉnh kinh phí để triển khai thực hiện Nghị quyết số
39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh; thẩm định kế hoạch phân bổ kinh
phí do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, trình UBND tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện, quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện
Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, UBND các huyện, thành phố, tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh ban
hành chính sách về tập trung, tích tụ ruộng đất phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Đề xuất các chính sách liên quan đến tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, UBND các huyện, thành phố, rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản
lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa, đất rừng
phòng hộ, đặc dụng).
5. Sở Khoa
học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu giải pháp tăng cường năng lực
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,
góp phần thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban,
ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ tạo lập, duy
trì, phát triển thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập quyền sở hữu trí
tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa của tỉnh; tham mưu bố trí nguồn kinh phí khoa
học công nghệ cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phát triển
nông nghiệp và nông thôn.
6. Sở Công thương
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông,
lâm, thủy sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ
nông, lâm nghiệp và thủy sản trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu và thực hiện
có hiệu quả các chính sách thương mại, cam kết thương mại quốc tế, các rào cản
kỹ thuật và điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu linh hoạt, hiệu quả tạo thuận lợi
thúc đẩy xuất khẩu nông sản, tăng cường
chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường
Ninh Bình trong việc kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và
gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.
7. Sở Y
tế
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong quá trình triển khai kế hoạch thực hiện Luật An
toàn thực phẩm, chiến lược an ninh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường nông thôn.
8. Sở Thông tin và truyền thông,
các cơ quan báo chí, truyền hình
Chủ động phối hợp với các đơn vị có
liên quan thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính
sách, tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch.
9. Ngân hàng Nhà nước tỉnh
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa
bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về
hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư
phát triển sản xuất.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT
nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. Tiếp tục triển
khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển các chương
trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới.
10. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc
tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội và hội quần chúng của tỉnh
Tham gia thực hiện các hoạt động thông
tin, tuyên truyền và hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với các doanh
nghiệp, Liên hiệp HTX, HTX, THT và các tổ chức kinh tế khác, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và người dân trong quá trình
ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết
và các nhiệm vụ khác liên quan đến thực hiện Kế hoạch theo chức năng của mình.
11. UBND các huyện và thành phố
Thực hiện Kế hoạch được phê duyệt và
xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch theo đặc thù, thế mạnh của từng
địa phương.
- Triển khai rà soát, điều chỉnh quy
hoạch, cơ cấu sản xuất cấp huyện, xã theo hướng tập trung phát triển cây trồng,
vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh phù hợp với quy hoạch
phát triển của ngành và nhu cầu thị trường; nghiên cứu, xây dựng mô hình sản xuất
và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp, hiệu quả.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc
thù của từng địa phương phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa
phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT, các sở, ngành có liên quan xây dựng, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa; ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ thành lập, phát triển các hình thức sản xuất tiên tiến trên địa bàn.
V. Chế độ báo cáo
Các Sở, ngành, các huyện, thành phố
ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch. Hàng quý (trước
ngày 10 tháng đầu quý sau), 6 tháng (trước ngày 10/7) và hàng năm (trước ngày
15/12), báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong
Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Sở Nông nghiệp
và PTNT tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm, báo cáo Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019- 2020. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, địa phương cần
thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo
và đề xuất với UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, điều chỉnh kịp
thời./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP 2,3.bh.02
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Điến
|