ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/KH-UBND
|
Hải Phòng, ngày 18 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2018
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành
chính ngày 20/6/2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính (sau đây gọi là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP), Nghị định
số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định
số 97/2017/NĐ-CP); Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
năm 2018 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại
các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số
97/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Công tác quản lý thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp quản lý theo ngành,
lĩnh vực và theo địa bàn.
3. Xác định rõ trách nhiệm, phân công
nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong tổ chức thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính; không trùng lặp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước theo quy định.
4. Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng, tình
hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kịp thời có các giải pháp
phù hợp nhằm tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, toàn diện hoạt động quản lý
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn
thành phố.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Xây dựng, hoàn
thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1.1. Nội dung:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật; văn bản chỉ đạo, điều hành của thành phố theo đúng thẩm quyền đã được
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định và theo đề nghị của các cơ quan,
đơn vị có liên quan.
- Rà soát, theo dõi tình hình áp dụng
các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kịp thời phát hiện
các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu
thuẫn; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.
- Sơ kết, tổng kết tình hình thi hành
pháp luật có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
1.2. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở,
ban, ngành có liên quan; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn
thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành có liên quan; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và xã, phường, thị
trấn.
1.3. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2. Phổ biến pháp
luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính
2.1. Nội
dung:
- Nghiên cứu, biên soạn các loại tài
liệu (sách nghiệp vụ, tờ gấp, tờ rơi...) phục vụ công tác phổ biến, hướng dẫn,
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ, tập huấn chuyên sâu (hội nghị, hội thảo, tọa đàm...) về các quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính.
2.2. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở,
ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn thành phố và Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố và Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
2.3. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
3. Công tác kiểm
tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
3.1.
Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố:
a. Thành phần Đoàn kiểm tra:
Giao Giám đốc Sở Tư pháp thành lập
Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố với sự tham gia của
đại diện một số sở, ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa
bàn thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có liên quan.
b. Nội dung, phương thức, cách thức, đơn vị được kiểm tra:
- Thực hiện theo quy định tại Điều 21
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Kế
hoạch cụ thể của Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện không thuộc đối tượng kiểm tra của Đoàn kiểm
tra liên ngành thành phố thì tiến hành tự kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Tư pháp).
c. Đối tượng, lĩnh vực kiểm tra:
- Đối với Ủy ban nhân dân các quận,
huyện: Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố tổ chức kiểm tra công tác thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt
động xây dựng.
- Đối với các lĩnh vực quản lý ngành ở thành phố: Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
d. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì:
Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
đ. Thời gian thực hiện: Quý III, Quý IV năm 2018.
3.2. Kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu cụ thể theo Chỉ
thị số 40/CT-UBND ngày 28/12/2017
của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố:
a. Nội dung: Tiến hành kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh
hưởng đến nhiều đối tượng theo quy định tại Chỉ thị số 40/CT-UBND ngày
28/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố.
b. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố và Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
c. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
4. Công tác phối
hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
4.1. Nội dung:
- Các sở, ban, ngành; cơ quan được tổ
chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Ủy ban
nhân dân các quận, huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị về việc áp dụng pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thanh tra theo kiến nghị của
Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ
chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố.
4.2. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở,
ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố và Ủy
ban nhân dân các quận, huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố và Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
4.3. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
5. Về xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
5.1. Nội dung thực hiện:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ
biến nội dung Nghị định số 20/2016/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Hệ cơ sở
dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
- Xây dựng và tổ chức tập huấn nghiệp
vụ về quy trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin về xử lý vi phạm hành
chính tại các cơ quan được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 2 Nghị định
20/2016/NĐ-CP sau khi có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư pháp.
5.2. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố; Ủy ban
nhân dân các quận, huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
5.3. Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư pháp.
6. Điều tra, khảo
sát, thống kê về xử lý vi phạm hành chính
6.1. Nội dung:
Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê
tình hình áp dụng, tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, đánh giá đúng thực trạng,
dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục.
6.2. Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn thành phố và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn.
6.3. Thời gian thực hiện: Năm 2018.
7. Báo cáo công
tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
7.1. Thủ trưởng
các sở, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo
trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo nội
dung quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định
chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thời gian
quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ và Chỉ thị
số 40/CT-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.2. Sở
Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân thành phố đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân các quận, huyện thực hiện chế độ báo cáo và có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng
báo cáo công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa
bàn thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở
Tư pháp có trách nhiệm:
- Chủ trì thực
hiện Kế hoạch này và hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan tổ chức
theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ
chức thực hiện.
- Theo dõi, tổng hợp kết quả công tác
quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018 trên địa bàn
thành phố.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan tổ chức theo ngành dọc trên địa bàn thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng, ban
hành kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác
quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan, đơn vị, địa
phương mình và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp.
- Phối hợp cung cấp thông tin, báo
cáo và chuẩn bị báo cáo theo Kế hoạch của Đoàn Kiểm tra
liên ngành.
3. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân
sách cấp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế
hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PT-THHP, Báo HP, Báo An ninh HP;
- CVP, PCVP;
- Các Phòng CV;
- CV: TP;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Bình
|