Kế hoạch 1883/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 1883/KH-UBND
Ngày ban hành 03/06/2020
Ngày có hiệu lực 03/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lương Văn Cầu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1883/KH-UBND

Hải Dương, ngày 03 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 04/02/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số lượng các vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Triển khai thực hiện phải bám sát theo các nội dung của Chỉ thị, phải có nội dung giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị đảm bảo cho việc chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị nghiêm túc, đạt kết quả cao.

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp ủy Đảng; nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình

- Triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản của tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, địa phương.

- Củng cố, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; hướng dẫn việc thu thập, báo cáo thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình từ tỉnh đến cơ sở.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tăng cường nhân rộng, đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động của mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

- Thực hiện sơ kết Chỉ thị vào năm 2022 và tổng kết vào năm 2025.

2. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền văn hóa ứng xử, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình

- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Hải Dương, Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tập san tuyên truyền của các ngành, đoàn thể trong tỉnh, Đài Phát thanh các huyện, thị xã, thành phố; hệ thống đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn.

- Tuyên truyền trên hệ thống pa nô, áp phích, tờ rơi.

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ cơ sở; thông qua hội thi, hội diễn, sinh hoạt mô hình, câu lạc bộ tại địa phương.

- Tuyên truyền thông qua hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên.

3. Tăng cường công tác phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động của mạng lưới Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Tiếp nhận chăm sóc, tư vấn sức khoẻ ban đầu cho nạn nhân bị BLGĐ. Thông báo rộng rãi về đường dây tư vấn pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình của tỉnh (qua số điện thoại 02203.846.333). Duy trì, phát triển Mô hình Đội phản ứng nhanh về phòng, chống bạo lực gia đình, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương, trong đó nêu cao vai trò trách nhiệm của chính quyền cấp xã, thôn, các ban ngành đoàn thể ở cơ sở như: Công an, Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Nông dân, các tổ hòa giải, tổ tư vấn…

4. Nâng cao hiệu quả công tác can thiệp, xử lý nhanh các vụ việc bạo lực gia đình

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở với mạng lưới cộng tác viên để kịp thời nắm bắt thông tin vụ việc. Triển khai, thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình từ cấp tỉnh đến cơ sở để can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình.

- Phối hợp xử lý các góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư. Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thực hiện thí điểm xét xử lưu động các vụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc.

[...]