Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2012 thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 187/KH-UBND
Ngày ban hành 24/02/2012
Ngày có hiệu lực 24/02/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trần Hồng Nga
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 187/KH-UBND

Hà Nam, ngày 24 tháng 02 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1.Mục đích:

Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Quy hoạch đề ra.

2. Yêu cầu:

Các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ; căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ huy động được các nguồn lực đầu tư cho chương trình phát triển nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

II. NỘI DUNG:

1. Phổ biến, tuyên truyền nội dung Quy hoạch.

Tổ chức công bố, phổ biến sâu rộng nội dung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2020 cho các cấp, các ngành, các huyện, thành phố và nhân dân trong tỉnh.

Thực hiện việc đăng tải nội dung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020 trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển nhân lực, xác định phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

2. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực tỉnh.

2.1 Về giáo dục:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông; duy trì vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2013 đạt phổ cập mầm non 5 tuổi, năm 2015 phổ cập giáo dục bậc trung học; thực hiện chuyển đổi 112 trường mầm non bán công sang công lập trong năm 2012;

- Từ năm học 2011 - 2012 đưa môn học tiếng Anh vào dạy đại trà cho học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học, đồng thời nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong các trường phổ thông.

- Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho đội ngũ quản trị doanh nghiệp, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn 2011-2015, có 50% số cán bộ công chức tuyển mới phải thông thạo 1 ngoại ngữ. Sau năm 2015, đối với cán bộ công chức tiếp nhận về đều phải thông thạo 1 ngoại ngữ.

2.2 Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, năm 2020, chú trọng nội dung đào tạo cả về chuyên môn, kỹ năng, tác phong, ý thức kỷ luật để lao động có năng suất cao. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 55% trở lên; tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm mới cho khoảng 150.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm xuống còn khoảng dưới 3,0%.

- Thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020. Quan tâm đào tạo và thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đội ngũ chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.3 Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo doanh nghiệp:

- Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cấp đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định. Cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học năm 2015 trên 85%, năm 2020 trên 90%. Đối với viên chức, năm 2015 trên 50%, năm 2020 trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: năm 2015 có trình độ đại học 30%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 20% trở lên; năm 2020 tỷ lệ trình độ tương ứng là 40% và 30%.

- Bồi dưỡng trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2015 khoảng 80%, năm 2020 khoảng 90%.

Tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012:

- Hoàn thành quy hoạch thời kỳ 2011-2020: Quy hoạch hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; quy hoạch đội ngũ cán bộ công công chức, viên chức của tỉnh; quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị đại học Nam Cao và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước.

Tập trung nguồn lực của tỉnh để giải phóng mặt bằng và cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng và một số hạng mục hạ tầng thiết yếu của Khu đô thị đại học của tỉnh.

- Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung, ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực đã phân công cho các sở, ngành.

- Xây dựng Đề án, trình Chính phủ và các Bộ, ngành nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam thành trường Đại học đa ngành; xây dựng đề án nâng cao năng lực đào tạo Trường cao đẳng y tế Hà Nam.

[...]