Kế hoạch 186/KH-UBND năm 2017 triển khai phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 186/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2017
Ngày có hiệu lực 30/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/KH-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2017-2020

Căn cứ Quyết định số 234/2016/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh và trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 216/QĐ-BYT ngày 20/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế, giai đoạn 2016-2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017-2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tuyên truyền giáo dục nâng cao năng lực trách nhiệm phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động, bạo lực.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: 11/11 huyện, thành phố thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo PCTNTT và có kế hoạch phòng chống TNTT tại cộng đồng.

b) Mục tiêu 2: 11/11 huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT.

c) Mục tiêu 3: 11/11 huyện, thành phố có hệ thống giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng.

d) Mục tiêu 4: Đào tạo và đào tạo lại về kiến thức và kỹ năng PCTNTT cho cán bộ làm công tác PCTNTT tại các tuyến biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích;

đ) 11/11 huyện, thành phố thiết lập mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu TNTT tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. 100% nhân viên y tế thôn bản biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị TNTT.

e) Mục tiêu 5: Đến năm 2020 có 06 huyện, thành phố tổ chức triển khai các mô hình an toàn tại cộng đồng.

II. CHỈ TIÊU

1. Công tác tổ chức chỉ đạo

- 11/11 huyện, thành phố có ban chỉ đạo PCTNTT.

- 11/11 huyện, thành phố có kế hoạch phòng chống TNTT, giai đoạn 2017-2020.

- 11/11 huyện, thành phố thực hiện đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch phòng chống TNTT hàng năm và giai đoạn.

2. Thông tin, giáo dục vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thc, kỹ năng và năng lực về phòng chống tai nạn, thương tích cho đội ngũ cán bộ PCTNTT

- 11/11 huyện, thành phố tổ chức thông tin truyền thông tuyên truyền về phòng chống thương tích, cộng đồng an toàn, gia đình và trường học an toàn, sử dụng thuốc chữa bệnh an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn, phòng chống tai nạn giao thông đường bộ như rượu bia, việc đội mũ bảo hiểm với tai nạn giao thông, đuối nước và phòng chống tai nạn lao động...

- Giảm 5-7% tỷ lệ thương tích nặng và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng hàng năm.

3. Đào tạo và đào tạo lại về kiến thức và kỹ năng PCTNTT

- Đưa nội dung về PCTNTT vào giảng dạy tại 100% các trường học phổ thông và các trường chuyên nghiệp.

- 30% cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện/thành phố được tập huấn về PCTNTT và xây dựng cộng đồng an toàn.

- 11/11 huyện/thành phố có mạng lưới cộng tác viên có kiến thức và kỹ năng phòng chống TNTT.

4. Hệ thống giám sát TNTT

[...]