Kế hoạch 1842/KH-UBND năm 2020 thực hiện Thông tri 34-TT/TU về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 1842/KH-UBND
Ngày ban hành 20/05/2020
Ngày có hiệu lực 20/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Liêm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1842/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG TRI SỐ 34-TT/TU CỦA THÀNH ỦY VỀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHỈ THỊ 39-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Thông tri số 34-TT/TU ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Thành ủy về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 10445/SLĐTBXH-XH ngày 14 tháng 4 năm 2020 về việc tham mưu nội dung thực hiện Thông tri số 34-TT/TU ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Thành ủy;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tri số 34-TT/TU như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc triển khai đồng bộ các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật; tiếp tục phát huy vai trò của người khuyết tật và tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.

2. Việc triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình trợ giúp người khuyết tật phải được tiến hành một cách kiên trì, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương.

3. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1029/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-1020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp người khuyết tật:

Các ngành, các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác người khuyết tật. Tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người khuyết tật bằng hình thức phù hợp.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật; hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy năng lực của người khuyết tật và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Đảng, Nhà nước; bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới một xã hội không rào cản đối với người khuyết tật.

2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật:

Lãnh đạo kịp thời việc cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng liên quan đến người khuyết tật; nghiên cứu, tham mưu đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đất nước và các cam kết quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội và an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

Định hướng nâng dần mức trợ cấp xã hội phù hợp với các mức sống trong xã hội và khả năng ngân sách của thành phố; có chính sách tăng số lượng người khuyết tật tham gia mạng lưới an sinh xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách giáo dục, học nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, đi lại.

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình trợ giúp người khuyết tật; khuyến khích người khuyết tật có khả năng học tập, lao động khắc phục khó khăn, vươn lên sống độc lập, hòa nhập xã hội, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và giúp đỡ người khuyết tật khác. Nghiên cứu, rà soát và sửa chữa, xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu theo tiêu chuẩn và phù hợp điều kiện của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật.

Có chính sách ưu đãi dành cho các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật, các doanh nghiệp do người khuyết tật làm chủ, doanh nghiệp có nhiều lao động là người khuyết tật (hoặc doanh nghiệp có tuyển dụng lao động là người khuyết tật) về vốn, cơ sở vật chất, thuế...

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật:

Nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật; vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ cho cuộc sống người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc người khuyết tật, nhất là người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, phụ nữ, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật cao tuổi. Tạo điều kiện cho tổ chức của người khuyết tật có đủ năng lực tham gia thực hiện các dịch vụ công.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của người khuyết tật:

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội thành viên tiếp tục nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật; tăng cường quan hệ phối hợp trong các hoạt động trợ giúp người khuyết tật; lồng ghép các cuộc vận động, các phong trào thi đua gắn với việc chăm lo đời sống người khuyết tật ngày càng tốt hơn.

Tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ phối hợp giữa các tổ chức của người khuyết tật với các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nâng cao hiệu quả hoạt động.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật:

Tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật theo phương châm "Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng".

Đề cao trách nhiệm và sự chủ động của các tổ chức của người khuyết tật trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào, các cuộc vận động trong người khuyết tật.

[...]