Kế hoạch 184/KH-UBND năm 2018 về phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025

Số hiệu 184/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2018
Ngày có hiệu lực 16/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 184/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 16 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cơ chế điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn Tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào loại hình kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, giảm mật độ, lưu lượng phương tiện xe cá nhân tham gia giao thông.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2018 - 2020: Tổ chức đấu thầu lại 05 tuyến hết hạn khai thác, điều chỉnh lộ trình khai thác 03 tuyến, mở mới 04 tuyến.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tổ chức đấu thầu lại 03 tuyến hết hạn khai thác, mở mới 03 tuyến xe buýt, đảm bảo kết nối với các loại hình VTHKCC khác; khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, dịch vụ và phát triển cân đối giữa các địa phương, khu vực.

2. Yêu cầu

- Phát triển VTHKCC bằng xe buýt phải bảo đảm nguyên tắc, phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch giao thông vận tải, phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tạo sự công khai, minh bạch, bình đẳng và góp phần định hướng cho đơn vị vận tải đầu tư khai thác các tuyến xe buýt có hiệu quả.

- Đảm bảo tính hợp lý các tuyến xe buýt tạo thành một mạng lưới vận tải thống nhất, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân với mức độ tin cậy cao, ổn định, chất lượng phục vụ ở mức độ tốt nhất.

- Phát triển VTHKCC bằng xe buýt bằng nguồn lực nhà nước là cơ bản, kết hợp với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật xe buýt. Có cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động đối với các tuyến mở mới, tuyến có số lượng người sử dụng xe buýt còn thấp chưa đủ để kinh doanh có lãi, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả thiết thực; khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, phục vụ văn minh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hiện trạng các tuyến xe buýt đang hoạt động

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 09 tuyến xe buýt (08 tuyến xe buýt do đơn vị trong tỉnh khai thác, 01 tuyến xe buýt đơn vị ngoài tỉnh khai thác) kết nối các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang và An Giang.

(Xem chi tiết tại Phụ lục 1)

2. Định hướng phát triển mạng lưới tuyến

2.1. Giai đoạn 2018 - 2020

Duy trì các tuyến xe buýt hiện hữu, đồng thời phát triển tuyến mới và điều chỉnh lộ trình khai thác một số tuyến.

- Các tuyến xe buýt điều chỉnh lộ trình: 03 tuyến.

- Các tuyến xe buýt tổ chức đấu thầu lại do hết thời gian khai thác: 05 tuyến.

- Các tuyến xe buýt mở mới: 04 tuyến.

(Xem chi tiết tại Phụ lục 2)

2.2. Giai đoạn 2021 - 2025

- Các tuyến xe buýt tổ chức đấu thầu lại do hết thời gian khai thác: 03 tuyến.

- Các tuyến xe buýt mở mới: 04 tuyến

(Xem chi tiết tại Phụ lục 3)

[...]