KẾ HOẠCH
LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM
2020
Thực hiện Quyết
định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch
lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014
- 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện lập
lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh
giai đoạn đến năm 2020, như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục
đích:
- Nhằm nâng
cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ
hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật
trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt nhằm đảm bảo an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông; duy trì
quản lý, bảo vệ hành lang an toàn, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng đường
bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Phân công
trách nhiệm cho các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị liên quan: Tổ chức, triển
khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của
Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu:
Kiện toàn tổ
công tác liên ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với các đoàn thể
trong hệ thống chính trị xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể cho từng giai
đoạn kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ và tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND
tỉnh; kiểm tra các vướng mắc, khó khăn, đề xuất các giải pháp khắc phục kịp thời
đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đã xây dựng đạt hiệu quả.
II. Giải pháp thực hiện:
- Các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt bằng nhiều
hình thức để mọi người dân nhận thức tầm quan trọng và tự giác chấp hành.
- Rà soát,
phân loại, thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ,
các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ, đường tỉnh, các điểm giao cắt đường
bộ, đường sắt, các vị trí điểm đen các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.
- Đề xuất các
phương án cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái
lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành
lang đường bộ phát sinh mới; xóa bỏ, ngăn chặn việc mở đường nhánh đấu nối trái
phép vào hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường ngang qua đường sắt và các tuyến
đường bộ có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; hoàn thiện mốc chỉ giới hành
lang an toàn đường bộ, bảo vệ mốc giới, phần đất hành lang an toàn đường bộ đã
giải tỏa.
- Quy hoạch
xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh vào các khu công nghiệp, thương mại,
khu dân cư, ... đấu nối vào hệ thống quốc lộ, đường tỉnh phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép
vượt qua đường sắt. Xây dựng hệ thống phòng hộ, hàng rào ngăn cách giữa đường bộ
với đường sắt theo đúng quy định.
- Rà soát các
quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; đề xuất
các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu về quản
lý hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh.
- Lập kế hoạch
kinh phí thực hiện hằng năm theo kế hoạch, từng bước xóa bỏ các điểm đấu nối
không đúng quy hoạch, cải tạo các vị trí đã được quy hoạch không đảm bảo tiêu
chuẩn về kỹ thuật và an toàn giao thông.
- Lập quy hoạch
các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, cụm làng nghề, khu dân cư, ... dọc
theo các tuyến quốc lộ, đường tỉnh vị trí đấu nối phải đúng các vị trí đã được
thỏa thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đường
bộ.
III. Tiến độ, nội dung thực hiện:
1. Đối với
đường bộ:
1.1. Giai đoạn
2015 - 2017:
* Đến hết năm
2016:
- Rà soát hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập
lại trật tự hành lang đường bộ.
- Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ.
- Rà soát, hoàn
thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc lộ giới đường bộ, cụ thể: Rà soát, thống kê
xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất hành lang đường bộ, hệ thống
mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới và tổng hợp lập kế hoạch triển khai đối với
các tuyến quốc lộ và đường tỉnh; đối với các tuyến quốc lộ được ủy thác, đường
tỉnh chưa cắm mốc lộ giới, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các
huyện, thành, thị xây dựng phương án cắm mốc lộ giới cụ thể, trình UBND tỉnh
phê duyệt. Trong thời gian 30 ngày sau khi được UBND tỉnh phê duyệt cơ quan quản
lý đường bộ chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã,
phường, thị trấn xác định vị trí, cắm mốc lộ giới nơi có các tuyến đường đi qua
đồng thời công bố công khai mốc lộ giới trên thực địa và bàn giao cho UBND cấp
xã quản lý; đối với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã cắm mốc lộ giới, các cơ
quan quản lý đường bộ rà soát lại hệ thống mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao
mốc lộ giới cho UBND cấp xã để quản lý.
- Rà soát, thống
kê, phân loại các loại công trình, cây cối nằm trong phần đất bảo vệ, bảo trì
đường bộ, hành lang an toàn đường bộ trên hệ thống quốc lộ được ủy thác quản lý
và đường tỉnh. Cơ quan quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với UBND cấp xã, phòng
Tài nguyên Môi trường cấp huyện nơi có các tuyến đường đi qua tiến hành triển
khai thực hiện các công việc:
+ Đối với phần
đất bảo vệ, bảo trì đường bộ: Đối với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã thu hồi
đủ phần đất bảo trì đường bộ, rà soát các công trình, cây cối, ... lấn chiếm nằm
trong phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ để lập kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa; đối
với các tuyến quốc lộ, đường tỉnh chưa thu hồi đủ phần đất bảo trì đường bộ phải
rà soát, thống kê, phân loại các loại đất bảo vệ, bảo trì đường bộ. Tổng hợp kết
quả báo cáo UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải để xây dựng kế hoạch thu hồi, bồi
thường, hỗ trợ phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định của pháp luật về
đất đai.
+ Đối với phần
đất hàng lang an toàn đường bộ: Rà soát, thống kê, phân loại các công trình xây
dựng, vật kiến trúc, cây cối nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ; xác định
các nút giao, các vị trí điểm đen, các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao
thông có nguyên nhân do hạn chế khả năng sử dụng đất cần giải tỏa hành lang an
toàn đường bộ báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), báo cáo
UBND tỉnh (đối với đường tỉnh) để xem xét chấp thuận các vị trí cần thu hồi, bồi
thường, hỗ trợ. Sau khi có ý kiến chấp thuận thống kê các loại đất, công trình
xây dựng, vật kiến trúc, cây cối nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ cần
giải tỏa, trình UBND tỉnh phê duyệt phương án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ thiệt
hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành
lang an toàn đường bộ; xác định các trường hợp đất ở, đất của các cơ quan, tổ
chức, đất kinh doanh phi nông nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ khi xây dựng công trình mới sẽ ảnh hưởng
đến an toàn giao thông để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả
năng sử dụng đất.
- Hoàn thành
việc lập quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối với các tuyến đường tỉnh trên địa
bàn tỉnh đến năm 2020.
* Đến hết năm
2017:
- Tiếp tục
hoàn thiện các công việc của giai đoạn 2015 - 2016.
- Tổ chức thu
hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ đối các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và bồi
thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với
đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ của các tuyến quốc lộ,
đường tỉnh từ cấp I đến cấp III, khu vực nút giao thông, vị trí điểm đen, vị
trí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao.
- Triển khai cắm
đầy đủ 2 loại mốc, gồm: Mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng. Sau khi tiến hành
bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, các đơn vị trực tiếp quản lý quốc lộ và đường tỉnh
tiếp nhận phần đất của đường bộ để quản lý. Đối phần đất hàng lang an toàn đường
bộ đã thu hồi được bàn giao cho UBND cấp xã có công trình đi qua để quản lý sử
dụng và bảo vệ theo quy định.
1.2. Giai đoạn
2018 - 2020:
- Hoàn thiện
các công việc còn lại của giai đoạn 2015 - 2017.
- Thu hồi xong
phần đất hành lang an toàn đường bộ, rà soát toàn bộ mốc giải phóng mặt bằng và
mốc lộ giới các tuyến, các vị trí đã được thu hồi đất.
- Bồi thường
thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối
với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ, ảnh hưởng đến an toàn giao
thông đường bộ đối với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh còn lại.
- Xây dựng đường
gom để thực hiện quy hoạch đấu nối đường nhánh với quốc lộ và đường tỉnh.
2. Đối với
đường sắt:
* Giai đoạn 2015 - 2017:
- Sở Giao
thông vận tải phối hợp với Công ty TNHH một thành viên quản lý đường sắt Vĩnh
Phú, các cơ quan chức năng, UBND thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện
Lâm Thao, Thanh Ba, huyện Hạ Hòa tuyên truyền, vận động cho mọi người dân hiểu
rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn đường sắt.
- UBND các huyện,
thành, thị có đường sắt đi qua, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà
soát, hoàn thiện giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã
được bồi thường, công trình tái lấn chiếm, kiên quyết không để phát sinh thêm
các vi phạm hành lang an toàn đường sắt và các đường ngang trái phép; tổ chức cảnh
giới bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra
tai nạn giao thông.
- Thực hiện giải
tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1 (theo quy định tại khoản 2 Điều
1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ).
- Cắm mốc giới
hạn hành lang an toàn đường sắt dọc theo tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, các
tuyến đường sắt chuyên dùng của Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Tổng
Công ty giấy Việt Nam bàn giao cọc mốc cho chính quyền địa phương để phối hợp
quản lý, bảo vệ.
- Xây dựng hệ
thống đường gom, hàng rào cách ly, đóng các lối đi dân sinh mở trái phép trên
các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
- Xây dựng các
đường ngang, hầm chui và nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp (cải tạo giảm
độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung tín hiệu, thay đổi hình thức phòng vệ,
...).
- Xây dựng cầu
vượt tại những điểm giao cắt giữa đường sắt với quốc lộ và đường tỉnh trên tuyến
đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
* Giai đoạn
2018 - 2020:
- Thực hiện giải
tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo quy định tại khoản 2 Điều
1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ).
- Xây dựng
hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Xây dựng cầu
vượt tại những điểm giao cắt giữa đường sắt với quốc lộ và đường tỉnh trên các
tuyến còn lại.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Căn cứ các
nội dung nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này các cơ quan, đơn vị liên quan theo
được nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện kịp thời, đúng tiến
độ có hiệu quả.
2. Phân công
trách nhiệm:
2.1. Sở Giao
thông vận tải:
- Xây dựng kế
hoạch giải tỏa hành lang các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.
- Chủ trì tham
mưu, đề xuất báo cáo UBND tỉnh kiện toàn tổ công tác liên ngành kiểm tra, theo
dõi, đôn đốc UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị quản lý đường bộ thực hiện
kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện theo giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh kết quả
thực hiện hằng năm. Tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận
tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định.
- Phối hợp các
cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, giải tỏa
hằng năm và giai đoạn.
- Xây dựng dự
toán, kinh phí thực hiện trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh phê duyệt
theo quy định.
- Phối hợp với
cơ quan liên quan, Công ty TNHH một thành viên quản lý đường sắt Vĩnh Phú thực
hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an
toàn đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì tham
mưu cho UBND tỉnh xây dựng, bổ sung quy hoạch đấu nối vào quốc lộ các tuyến đường
tỉnh đến năm 2020; đề xuất xây dựng hệ thống đường gom, đường nội bộ khu dân cư
các trung tâm kinh tế, thương mại để thỏa thuận với Tổng cục Đường bộ Việt Nam
và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2.2. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành, thị kiểm
tra, rà soát công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom
trong các khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, khu dân cư dọc theo các tuyến
quốc lộ.
2.3. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn,
rà soát, thống kê, phân loại và xử lý tồn tại về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và áp giá bồi thường
thiệt hại đối công tác giải tỏa hành lang an toàn đường bộ theo các giai đoạn
theo kế hoạch.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị, thành kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về sử dụng đất liên quan đến hành lang an toàn đường
bộ.
2.4. Công an tỉnh:
- Bố trí lực
lượng công an tham ra tổ công tác liên ngành cấp tỉnh.
- Chỉ đạo lực
lượng công an tham gia tổ công tác liên ngành ở cấp huyện để thực hiện cưỡng chế,
giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
2.5. Sở Giáo dục
và Đào tạo:
Triển khai đưa
nội dung quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt
vào chương trình giảng dạy pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
trong trường học.
2.6. Sở Thông tin
và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Tổ chức tuyên
truyền các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ hành lang an toàn giao
thông đường bộ, đường sắt để người dân nhận thức được tầm quan trọng về quản
lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; phối hợp với Văn phòng Ban An
toàn giao thông tỉnh xây dựng tài liệu, tờ rơi, tổ chức in ấn và tuyên truyền để
nhân dân (nhất là đối với các hộ dân sinh sống dọc các tuyến quốc lộ, đường tỉnh)
nắm bắt, hiểu rõ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
2.7. Sở Tài
chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn công tác lập dự
toán, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.
2.8. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố
trí, phân bổ vốn đầu tư hằng năm cho công tác bồi thường, giải tỏa hành lang an
toàn giao thông, xây dựng và cải tạo các công trình đường gom, cầu vượt, công
trình phụ trợ, ...
2.9. UBND các
huyện, thành, thị:
- Thành lập tổ
công tác liên ngành cấp huyện thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn; thông
báo, tuyên truyền về kế hoạch thực hiện giải tỏa đến các tổ chức, cá nhân có
công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Chủ trì, phối
hợp với thanh tra Sở Giao thông vận tải tổ chức cưỡng chế, giải tỏa các công
trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự giác tháo dỡ,
các công trình xây dựng trái phép trong hành lang đường bộ, đường sắt.
- Tổ chức tiếp
nhận, phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc chỉ giới hành lang đường
bộ, đường sắt; quản lý, bảo vệ phần đất hành lang đường bộ, đường sắt đã giải tỏa,
bảo vệ mốc lộ giới, tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn.
- Có các biện
pháp xử lý nghiêm triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn
chiếm hoặc tái lấn chiếm và sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ,
đường sắt.
- Phối hợp với
Sở Giao thông vận tải triển khai rà soát, thống kê, phân loại, xác định giới hạn
phần đất bảo vệ, bảo trì, phần đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, vị
trí các nút giao, điểm đen, các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông,
các công trình, vật kiến trúc, ...; phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế
hoạch giải tỏa, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp các
cơ quan thông tin truyền thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể
xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về an toàn
hành lang đường bộ, đường sắt để mọi người tự giác chấp hành, công tác tuyên
truyền phải được thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
- Thực hiện
hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom
theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ.
3. Tổng hợp,
báo cáo:
Sở Giao thông
vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả thực hiện
kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
4. Kinh phí
thực hiện:
4.1. Nguồn
kinh phí: Kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp
khác (nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các
doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
4.2. Nội dung
chi từ ngân sách nhà nước:
- Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật.
- Thống kê, rà
soát, phân loại các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, diện
tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần thu bồi thường, hỗ
trợ giải tỏa.
- Thống kê,
phân loại các điểm đấu nối vào quốc lộ, đường tỉnh.
- Cưỡng chế,
giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Bồi thường,
hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại
do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang
an toàn đường bộ; bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường sắt.
- Cắm mốc xác
định giới hạn phần đất của đường bộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ, xây dựng
các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn trong hành lang an toàn đường bộ, đường
sắt.
- Xây dựng hệ
thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các đường ngang dân sinh mở
trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia; xây dựng các đường ngang hầm chui,
nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp.
- Xây dựng cầu
đường bộ tách khỏi cầu chung với đường sắt; xây dựng cầu vượt tại những điểm
giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Ủy ban nhân
dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị, thành trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình chỉ đạo,
tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm thiết thực có hiệu quả./.