Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2024 phát triển và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Kế hoạch tài chính 3 năm 2025-2027, Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 lĩnh vực giáo dục do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 180/KH-UBND
Ngày ban hành 30/07/2024
Ngày có hiệu lực 30/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 180/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 30 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2025, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2025-2027, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2026-2030 LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Thực hiện Công văn số 3244/BGDĐT-KHTC ngày 28/6/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và Kế hoạch ngân sách 3 năm 2025-2027 thuộc lĩnh vực giáo dục, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch như sau:

A. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (KTXH) NĂM 2025 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2024 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1. Đánh giá chung

Năm 2024 là năm có vai trò quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025. Bước vào triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán NSNN năm 2024, bên cạnh những thuận lợi như: tình hình chính trị - xã hội của nước ta ổn định, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, các động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và xuất nhập khẩu được quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: tình hình trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm,...

Tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 4,72%[1], ước cả năm 2024 tăng 6,33%[2], trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,5%; công nghiệp và xây dựng tăng 9,29%, dịch vụ tăng 5,05%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,44%.

Kinh tế nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò là bệ đỡ trong phát triển kinh tế. Tổng diện tích gieo trồng cơ bản ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo. Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả sản xuất công nghiệp chung của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,14%, thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 là 2,5 điểm %[3]; có 8/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn có sản lượng tăng; hết năm 2024 ước chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,22% (cao hơn so với năm 2023, năm 2023 đạt 6,42%, thấp hơn năm 2022, năm 2022 là 7,09% và cao hơn năm 2021, năm 2021 là 5,28%), các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn đạt kế hoạch đề ra[4]. Đến hết tháng 6/2024, đã thành lập 02 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 09 cụm công nghiệp tại 06 huyện và thành phố Lạng Sơn với quy mô diện tích 372,82 ha. Kinh tế cửa khẩu tiếp tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tiến độ lập, hoàn thiện các quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu được tập trung đẩy nhanh thực hiện. Tăng cường các biện pháp quản lý và đẩy mạnh hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa mở tờ khai tại Cục Hải quan tỉnh 6 tháng đầu năm tăng 20,8% so với cùng kỳ, thực hiện 2.720 triệu USD, đạt 53,3% kế hoạch; hết năm 2024 ước 5.800 triệu USD[5], đạt 113,7% kế hoạch, tăng 21,3% so với năm 2023 và tăng 43,2% so với trung bình 3 năm 2021 - 2023[6]. Xuất khẩu hàng địa phương trong 6 tháng đầu năm ước 74 triệu USD, đạt 43,8% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ, ước cả năm đạt 169 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,3%, đạt mục tiêu đề ra.

Hoạt động thương mại phát triển đúng định hướng, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cơ bản được ổn định, lạm phát tiếp tục được kiềm chế. Tính hết 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 2,85%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước[7]; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước 17.760,12 tỷ đồng, đạt 43,86% kế hoạch, tăng 13,12%, Ước hết năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) tăng 1,9%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 36.904 tỷ đồng, đạt 91,1% kế hoạch, tăng 13,12% so với năm 2023, tăng 31,74% so với trung bình giai đoạn 2021 - 2023[8].

UBND tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định, đảm bảo thời gian, đúng mục tiêu, cơ cấu, định mức và danh mục, đạt 99,5% kế hoạch (năm 2023 đạt 81,5%). Chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng đối với từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, có tính chất lan tỏa, liên kết vùng, tuy nhiên kết quả đạt được tại các địa bàn chưa đồng đều. Tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án, trọng tâm là dự án trọng điểm, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và chương trình phục hồi phát triển KTXH.

Các Chương trình MTQG, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH được tập trung tháo gỡ khó khăn và triển khai ngay từ đầu năm. Căn cứ Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG, UBND tỉnh đã khẩn trương hoàn thành, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Tổng giải ngân vốn các Chương trình MTQG năm 2024 ước thực hiện 340 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch. Công tác rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng được tăng cường. Công tác lập, thẩm định quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị cơ bản đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng theo quy định.

Công tác điều hành, thu chi ngân sách triển khai chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định. Việc tăng cường phân cấp nguồn thu đã tạo điều kiện cho UBND các huyện, thành phố nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong quản lý, khai thác, nuôi dưỡng hiệu quả nguồn thu, 100% huyện, thành phố ước thu đạt và vượt tiến độ dự toán giao. Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm vượt tiến độ, tăng 31,3% so với cùng kỳ, ước thu 5.020,69 tỷ đồng, đạt 67,1% dự toán; ước thu cả năm 2024 là 8.302,2 tỷ đồng, đạt 112,4% dự toán Trung ương giao, đạt 110,9% dự toán tỉnh giao, tăng 6,4% so với năm 2023, tăng 13,85% so với năm 2022[9].

Chất lượng GDĐT tiếp tục nâng cao và cải thiện toàn diện. Hoàn thành chương trình năm học 2023 - 2024 đúng thời gian, tiến độ chung của cả nước; Tổ chức an toàn, nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và tuyển sinh năm học 2024 - 2025, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,1%, tăng 0,91% so với năm 2023. Tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao tại các kỳ thi cấp quốc gia; tổ chức thành công các cuộc thi, hội thi cấp tỉnh; tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI năm 2024; xếp thứ 3 toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc - khu vực 1. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả cao, 6 tháng đầu năm đã công nhận mới 08 trường (tăng 02 trường so với cùng kỳ) đạt 53,3% kế hoạch, đã công nhận lại 10 trường (tăng 06 trường); dự ước hết năm 2024 công nhận mới 16 trường học, nâng tổng số trường học đạt chuẩn lên 316 trường, tăng 84 trường so với năm 2020. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh.

Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao dẫn đến khó khăn trong huy động học sinh (HS) đi học và huy động xã hội hóa (XHH). Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu, chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho GDĐT còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cơ sở hạ tầng giáo dục được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Công tác duy trì các tiêu chí đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia ở một số nơi gặp khó khăn, nhất là tiêu chí về CSVC. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT[10] có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH (các chỉ tiêu về y tế, giảm nghèo) năm 2023.

2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT năm 2024

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2023 - 2024

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch 2023 - 2024

Thực hiện 2023 - 2024

Kết quả

1

Tổng số HS

 

 

 

 

-

Nhà trẻ

Trẻ

10.900

11.545

đạt

-

Mẫu giáo

HS

38.100

40.901

đạt

-

Tiểu học

HS

74.493

73.092

Chưa đạt

-

Trung học cơ sở (THCS)

HS

52.197

56.043

đạt

-

Trung học phổ thông (THPT)

HS

23.115

23.345

đạt

2

Tỷ lệ huy động

 

 

 

 

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

47,14

49,3

đạt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

98,10

98,25

đạt

-

Tiểu học (đúng độ tuổi)

%

92,96

92,7

Chưa đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

100

100

đạt

3

Phổ cập giáo dục

 

 

 

 

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

64

đạt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch)

Trường

295

295

đạt

Các chỉ tiêu chưa đạt: duy trì sĩ số học sinh cấp Tiểu học, THPT giảm. Nguyên nhân: đối với giáo dục phổ thông (GDPT) do HS bỏ học, một số HS THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển mới vào đầu cấp, số chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 (tại Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục)

2.2.1. Đối với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024

a) Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh ban hành các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực GDĐT[11]. UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh[12]. Chỉ đạo ngành GDĐT hướng dẫn các đơn vị chủ động, tăng cường công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh....

b) Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non,GDPT và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ QLGD các cấp

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục Lạng Sơn được giao 14917 giáo viên các cấp học (trong đó: mầm non: 4241, TH: 5006, THCS: 3485, THPT: 1747: CĐSP: 138). Số giáo viên hiện có mặt: 14749, trong đó: biên chế: 14216

(trong đó: mầm non: 4195, TH: 4883, THCS: 3336, THPT: 1664: CĐSP: 138), hợp đồng: 533. Đầu năm học, Sở GDĐT, UBND các huyện, thành phố, căn cứ số lớp học, số học sinh, thực hiện điều động giáo viên giữa các CSGD thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp, đảm bảo có giáo viên dạy đủ các môn học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018[13].

[...]