Kế hoạch 18/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 do thành phố Cần Thơ ban hành
Số hiệu | 18/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/03/2014 |
Ngày có hiệu lực | 11/03/2014 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Lê Hùng Dũng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 11 tháng 3 năm 2014 |
CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2014
Thực hiện Công văn số 60/VTLTNN-NVĐP ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 của thành phố như sau:
1. Triển khai xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với quy định của pháp luật. Rà soát các văn bản đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế văn bản mới cho phù hợp với các quy định của Luật Lưu trữ, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nâng cao trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn thành phố; đồng thời thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2014.
3. Tạo bước chuyển biến, đưa công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, tổ chức đi vào hoạt động có nề nếp, khoa học, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước và thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ; là cơ sở để các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ năm 2014 đạt hiệu quả.
4. Tiếp tục kiện toàn về công tác tổ chức công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ. Đảm bảo thực hiện có nề nếp, chất lượng việc hình thành, bảo vệ, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại cơ quan, tổ chức.
5. Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của thành phố, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, ý nghĩa của công tác lưu trữ và giá trị của tài liệu lưu trữ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
1. Công tác quản lý Nhà nước về văn thư, lưu trữ
a) Kiện toàn tổ chức văn thư, lưu trữ:
- Đối với Sở Nội vụ: Tiếp tục kiện toàn tổ chức văn thư, lưu trữ tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ đảm bảo đủ biên chế; tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức làm công tác lưu trữ đúng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Lưu trữ; thành lập Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Chi cục Văn thư - Lưu trữ. Thực hiện và hướng dẫn cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp trách nhiệm, độc hại cho công chức, viên chức văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành;
- Đối với cơ quan, tổ chức cấp thành phố: Bổ sung, sắp xếp lại biên chế; tuyển dụng, bố trí nhân sự có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật, trong đó quan tâm sắp xếp công chức, viên chức trong biên chế được giao có trình độ về công nghệ thông tin để quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử;
- Đối với cơ quan, tổ chức cấp quận, huyện: Tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng, bổ sung, sắp xếp lại biên chế công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ. Công chức, viên chức làm văn thư, lưu trữ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Quan tâm sắp xếp công chức, viên chức trong biên chế được giao có trình độ về công nghệ thông tin để quản trị hệ thống, cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử. Tiếp tục kiện toàn nhân sự kho lưu trữ Ủy ban nhân dân quận, huyện để thực hiện tốt chức năng quản lý tài liệu lưu trữ tại địa phương. Đối với xã, phường, thị trấn: thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm văn thư, lưu trữ.
b) Xây dựng, ban hành văn bản về công tác văn thư, lưu trữ:
- Đối với Sở Nội vụ: Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố. Tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành về công tác văn thư, lưu trữ; tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Lưu trữ và Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ;
- Đối với cơ quan, tổ chức cấp thành phố và quận, huyện: Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, ban hành, triển khai các văn bản quản lý Nhà nước về văn thư, lưu trữ; đồng thời, rà soát những văn bản đã ban hành về công tác văn thư, lưu trữ không còn phù hợp để chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế như:
+ Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế công tác văn thư, lưu trữ;
+ Danh mục hồ sơ của cơ quan;
+ Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của cơ quan;
+ Danh mục thành phần hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử;
+ Thực hiện lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
c) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ:
- Đối với Sở Nội vụ:
+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ để nâng cao trình độ chuyên môn công chức, viên chức theo chức danh đảm nhận;
+ Tạo điều kiện cho công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ ở trong nước và nước ngoài.
- Đối với cơ quan, tổ chức cấp thành phố: Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn thư, lưu trữ tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức cơ quan; đảm bảo tất cả công chức, viên chức cơ quan khi xử lý công việc phải thực hiện được kỹ năng “Lập hồ sơ” và khi công việc kết thúc phải “Nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan” để quản lý theo quy định;