Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 18/KH-UBND thực hiện Quyết định 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” tỉnh Bắc Giang năm 2024

Số hiệu 18/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2024
Ngày có hiệu lực 23/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Mai Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 23 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/QĐ-TTG NGÀY 06/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TỈNH BẮC GIANG NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án 06), Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức và tạo sự lan tỏa đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án 06; phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay, chung sức, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu năm 2024; tạo tiền đề tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu Đề án 06 của Chính phủ các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.

- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành công của Đề án.

- Nhận thức rõ lộ trình và nhiệm vụ của Đề án 06 trong năm 2024 gắn với thực tiễn địa phương và xuất phát từ quan điểm công chức phục vụ Chính phủ, Chính phủ phục vụ nhân dân, vì tiện ích cho dân; cụ thể đánh giá di biến động dân cư, điều tra cơ bản đặc thù vùng miền để chủ động tham mưu, kịp thời phối hợp với các bộ, ngành thông qua các cuộc họp của tổ công tác nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

- Triển khai ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

- Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải chấp hành đúng các quy định của Pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, tránh lãng phí; gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số.

- Hoàn thành các nhóm mục tiêu cụ thể của giai đoạn theo các mốc thời gian đã được xác định trong Đề án 06.

- Nội dung thực hiện phải bám sát các phương hướng, mục tiêu được nêu trong Nghị quyết số 111/NQ-TU ngày 11/6/2021 về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh; cụ thể là xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Bắc Giang tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của các cấp chính quyền lên môi trường số, đảm bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

1.1. Tập trung lãnh đạo, quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 tại địa phương mình đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công an. Người đứng đầu chính quyền các cấp vào cuộc tích cực hơn nữa; tiếp tục tổ chức quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhận thức đúng, đầy đủ, ý nghĩa tầm quan trọng của Đề án tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kết quả thực hiện Đề án 06, lợi ích của căn cước công dân gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng VNeID. Phát huy vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06 và Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai.

1.3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các nội dung của Đề án 06, trong đó tập trung xây dựng quy trình, quy định để thực hiện chuyển đổi phương thức hoạt động từ thủ công sang công nghệ hiện đại; xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản phục vụ triển khai dịch vụ công trực tuyến, văn bản về định danh và xác thực điện tử.

1.4. Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu. Đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành; các dữ liệu của các sở, ngành, địa phương phải được làm sạch, bổ sung, cập nhật theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống” và được kết nối đồng bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ xây dựng, triển khai các ứng dụng phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.

1.5. Đảm bảo nguồn nhân lực tại 3 cấp, nhất là cấp xã đáp ứng các yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức; đề xuất cơ chế đặc thù để thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ quản trị, điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

Bố trí kinh phí để đảm bảo triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06, tập trung kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với hệ thống công nghệ thông tin tại địa phương đảm bảo an ninh, an toàn mạng; đầu tư trang thiết bị đầu cuối cho cán bộ công chức, viên chức thực hiện giải quyết TTHC theo Hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022.

1.6. Đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả thực hiện các dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện.

1.7. Duy trì việc kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công của của bộ, ngành, địa phương với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực hiện tử với hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh và làm giàu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết TTHC và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo.

1.8. Đẩy mạnh thu nhận hồ sơ Căn cước công dân/Căn cước, định danh điện tử cho công dân trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023 của Quốc Hội; triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ Quy định về định danh và xác thực điện tử; nâng cao tỷ lệ sử dụng tài khoản định danh điện tử trong giao dịch điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; sử dụng thông tin giấy tờ tích hợp trên ứng dụng gắn chíp thay thế các giấy tờ trong giao dịch theo quy định của pháp luật.

1.9. Tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, mô hình, giải pháp theo 05 nhóm tiện ích đã xác định theo Đề án 06/CP1.

1.10. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số.

2. Nhiệm vụ cụ thể

[...]