Kế hoạch 176/KH-UBND 2015 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 thực hiện Chương trình hành động 216-CTr-/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Số hiệu 176/KH-UBND
Ngày ban hành 29/10/2015
Ngày có hiệu lực 29/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Thị Thái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 176/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 29 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 216-CTR-/TU NGÀY 23/7/2015 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CNTT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thực hiện Chương trình hành động số 216-CTr-/TU ngày 23/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Về hạ tầng công nghệ thông tin

Thời gian qua hệ thống mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối thông suốt và triển khai đồng bộ các phần mềm ứng dụng ở các cấp. Hệ thống mạng LAN ở các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã đưc củng cố. Tỷ lệ cán bộ, công chức đưc trang bị máy tính phục vụ công việc đạt gần 100% ở cấp tỉnh và trên 90% ở cấp huyện.

2. Về ứng dụng công nghệ thông tin

- Các cơ quan Đảng, Nhà nước đã đóng vai trò tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, các cuộc họp giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp huyện với cấp xã được thực hiện trực tuyến; văn bản các cơ quan hành chính đã thực hiện trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành eOffice để trao đổi văn bản qua môi trường mạng; cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Nhà nước đều đã sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc; việc ứng dụng chữ ký số đưc triển khai đồng bộ đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản điện tử.

- Các phần mềm ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng được tỉnh chú trọng như: quản lý hộ tịch, một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, sổ liên lạc điện tử, đánh giá sự hài lòng của công dân đối với công chức bộ phận một cửa...

- Cổng thông tin điện tử tỉnh được duy trì ổn định, thông tin hoạt động điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, việc tiếp nhận và trả lời ý kiến công dân trên Cổng thông tin điện tử được thực hiện kịp thời

- Ứng dụng Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã trang bị chứng thư số phục vụ cho việc khai báo thuế qua mạng. Một số doanh nghiệp tiến hành mua bán hàng qua mạng, những doanh nghiệp chưa có điều kiện thiết lập website riêng đã biết tận dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm và rao bán hàng qua mạng.

- Người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, các hộ gia đình có thu nhập trung bình, khá, giàu đã trang bị máy tính, nối mạng internet cho con em học tập và tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật trên mạng để phục vụ sản xut và đời sống. Phần lớn những người sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng đều đã sử dụng mạng xã hội.

3. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

Một số doanh nghiệp chủ động phát triển phần mềm và cung cp dịch vụ nội dung số như: VNPT, Prosoft, Trung tâm tin học Tỉnh, Trung tâm Tin học thành phố Cao Lãnh. Các doanh nghiệp phần cứng cũng dần lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh.

4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Phần lớn các cơ quan, Doanh nghiệp Nhà nước đều có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ, đủ sức tiếp nhận và triển khai các chương trình, dự án từ các đối tác và các cơ quan cấp trên. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được nâng lên đáng kể sau khi tỉnh ban hành Quy chế kiểm tra trình độ tin học cơ bản đối với cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước.

5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Từ năm 2014 các địa phương, đơn vị đã có ý thức hơn trong việc theo dõi hoạt động của hệ thống, thường xuyên sao lưu dữ liệu, trang bị thiết bị dự phòng, thiết lập hệ thống tường lửa... nên tình hình an toàn, an ninh thông tin thời gian qua được đảm bảo.

6. Đánh giá chung:

Nhìn chung, các chỉ tiêu phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015 so với quy hoạch công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2020 đều đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là lĩnh vực phát triển hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, nhiều năm liền nằm trong tốp các tỉnh, thành phố có chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức khá, là 01 trong các tỉnh, thành phố đứng tốp đầu trong sử dụng văn bản điện tử và thư điện tử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như sau:

- Hạ tầng công nghệ thông tin còn phân tán, chưa có sự chia sẻ nguồn lực giữa các Doanh nghiệp. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin.

- Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước còn chồng chéo; Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử thp; Tỷ lệ hộ gia đình có máy vi tính chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

- Công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh còn non trẻ, chủ yếu hoạt động kinh doanh thiết bị phần cứng; công nghệ phần mềm còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu.

- Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, nhất là cấp huyện chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

- Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong tất các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, là phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, tạo ra môi trường làm việc điện tử, giao dịch điện tử rộng khắp.

[...]