Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 175/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2021
Ngày có hiệu lực 05/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 175/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG TẦM SOÁT, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH, TẬT TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Công văn số 7375/BYT-TCDS ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Quyết định số 2014/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

a) Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030 và giảm 50% số cặp tảo hôn; xóa bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở hai huyện Nam Đông, A Lưới vào năm 2025;

b) Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 50% năm 2025; 70% năm 2030;

c) Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;

d) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;

đ) Tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên đủ năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 70% năm 2025; 90% năm 2030;

e) Phát triển cơ sở sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh có khả năng điều trị một số bệnh, tật bẩm sinh phổ biến;

g) Phối hợp tốt với Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở y tế thực hiện các phương pháp và kỹ thuật tầm soát, chẩn đoán, điều trị các bệnh, tật di truyền - nội tiết - chuyển hóa trước khi kết hôn, tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030.

a) Giai đoạn từ năm 2021-2025: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình.

b) Giai đoạn từ năm 2026-2030: Đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, xây dựng các hoạt động phù hợp trong giai đoạn 2026-2030.

c) Hàng năm đánh giá sơ kết các hoạt động trong năm và phổ biến triển khai các hoạt động năm tiếp theo.

2. Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.

3. Đối tượng:

a) Đối tượng thụ hưởng: Vị thành niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh;

b) Đối tượng tác động: Người dân trong toàn xã hội, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ y tế, dân số, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật:

a) Về cơ chế, chính sách:

- Ban hành văn bản, kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chương trình (theo hướng dẫn của Trung ương); thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, có biện pháp điều chỉnh kịp thi, phù hợp với thực tiễn trong từng giai đoạn.

- Rà soát, bổ sung chính sách cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ xã hội; người dân tại xã đặc biệt khó khăn; xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; vùng nhiễm chất độc dioxin được sử dụng miễn phí gói dịch vụ cơ bản của chương trình.

- Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản khi đi tư vấn, vận động đối tượng sử dụng các gói dịch vụ cơ bản (nếu có theo hướng dẫn của Trung ương).

[...]