Kế hoạch 1733/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020

Số hiệu 1733/KH-UBND
Ngày ban hành 16/12/2015
Ngày có hiệu lực 16/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Tống Thanh Hải
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1733/KH-UBND

Lai Châu, ngày 16 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" (viết tt là Đề án); Quyết định 2594/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2014 của Bộ VH, TT&DL về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; Công văn số 3592/BVHTTDL-TV ngày 10/10/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án;

UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và Nhân dân về việc học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phù hợp đối tượng người sử dụng ở từng địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phn nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sng.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai thực hiện việc đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, được thực hiện tt cả các cơ quan, đơn vị; có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyn và sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan liên quan, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép với các kế hoạch, đề án, các chương trình, mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ

1. Đối với hệ thống thư viện

- Phấn đấu xây dựng Thư viện tỉnh hoạt động theo mô hình thư viện điện tử hiện đại. Từng bước kiến nghị xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị cho hệ thống thư viện công cộng, bảo đảm tổ chức các hoạt động phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của Nhân dân.

- Hàng năm, Thư viện tỉnh phục vụ từ 8.000 đến 9.000 lượt độc giả, thư viện các huyện, thành phố phục vụ từ 15.000 đến 17.000 lượt độc giả. Phấn đấu đến năm 2020, Thư viện tỉnh phục vụ 10.000 đến 12.000 lượt độc giả, Thư viện các huyện, thành phố từ 17.000-18.000 lượt độc giả.

- Phấn đấu trung bình mỗi năm Thư viện tỉnh bổ sung 3.000 - 4.000 bản sách các loại, 20 - 30 các loại báo, tạp chí; đến năm 2020, bổ sung từ 4.000 - 5.000 bản sách. Mỗi thư viện cấp huyện bổ sung từ 500 đến 1.000 bản sách/năm, 10-20 các loại báo, tạp chí.

- Mỗi năm Thư viện tỉnh và các thư viện cấp huyện đã tổ chức trưng bày, giới thiệu ít nhất 15-20 cuộc theo chuyên đề.

- Duy trì tổ chức luân chuyển sách báo đến các điểm Bưu điện văn hóa xã theo Chương trình phối hợp liên ngành giữa Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền Thông.

- Tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí: Duy trì thường xuyên dịch vụ sử dụng máy tính và truy cập internet miễn phí của Dự án BMGF-VN tại các điểm để người dân được tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác; thường xuyên tổ chức các đợt hướng dẫn sử dụng máy tính và truy cập internet cho đồng bào các dân tộc tại các điểm nhằm tra cứu tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% thư viện cấp huyện, thành phố, thị trấn có điểm kết nối internet, có khả năng kết nối với hệ thống thư viện trong tỉnh, thư viện Trung ương.

2. Đối với bảo tàng

- Xây dựng nhà trưng bày cùng các công trình phụ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Bảo tàng tỉnh phù hợp với đặc thù của địa phương để phục vụ tham quan, học tập tại bảo tàng.

- Phấn đấu hàng năm thực hiện từ 03 đến 05 cuộc trưng bày chuyên đề. Xây dựng các sưu tập hiện vật tiêu biểu để phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày lưu động.

- Hàng năm tổ chức các hoạt động giới thiệu, tôn vinh các di sản văn hóa tại bảo tàng nhằm thu hút Nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên tham dự.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt nội dung giới thiệu di sản văn hóa trong dạy học trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Duy trì, tăng cường công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lai Châu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quảng bá các loại hình di sản văn hóa qua website và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phấn đấu đến năm 2020 kiện toàn sưu tập hiện vật. Hoàn thành hệ thống trưng bày cố định tại nhà trưng bày và trưng bày ngoài trời tại khuân viên nhằm phục vụ mục đích chính trị và đón tiếp khách thăm quan.

[...]