Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2017 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 173/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Phan Đình Phùng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 01 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (tại Văn bản số 7531/VPCP-QHĐP ngày 18/7/2017 của Văn phòng Chính phủ), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
- Bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung và di sản văn hóa các dân tộc thiểu số nói riêng.
- Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, phát huy giá trị di sản văn hóa, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển khai đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp lồng ghép các hoạt động của kế hoạch với các nhiệm vụ thường xuyên của mỗi địa phương, đơn vị.
- Công tác triển khai kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Di sản văn hóa vật thể:
- Tổ chức kiểm kê di tích và lựa chọn lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
- Thực hiện Quy hoạch tổng thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng Đề án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích.
- Thường xuyên tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung tài liệu, hiện vật cho bảo tàng bằng nhiều hình thức; hoàn chỉnh trưng bày Bảo tàng tỉnh, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới trong trưng bày, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu, hiện vật bảo tàng; xây dựng hồ sơ khoa học những hiện vật có giá trị tiêu biểu đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia.
- Tổ chức thăm dò, khai quật các địa điểm khảo cổ theo quy hoạch, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích và thu thập di vật.
2. Di sản văn hóa phi vật thể:
- Kiểm kê, đánh giá toàn diện di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn, lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” cho các nghệ nhân có đóng góp to lớn trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm tôn vinh các nghệ nhân.
- Gắn kết các di sản văn hóa phi vật thể với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản.
- Nguồn ngân sách Nhà nước của tỉnh.
- Huy động xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.
IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN