Kế hoạch 1690/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016 (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133 cấp tỉnh) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 1690/KH-UBND
Ngày ban hành 29/04/2014
Ngày có hiệu lực 29/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Cao Khoa
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1690/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 4 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 (GỌI TẮT LÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1-1133 CẤP TỈNH)

Thực hiện Đề án 1 “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” được phê duyệt tại Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 1-1133) và Kế hoạch số 3177/KH-TTCP ngày 30/12/2013 của Thanh tra Chính phủ thực hiện Đề án 1-1133, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133 cấp tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn;

Giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật;

Giúp đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn nhận thức đúng, thực hiện đúng quy định pháp luật về trách nhiệm, bổn phận, nhiệm vụ, quyền hạn khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo trách nhiệm, thẩm quyền.

- Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường mối quan hệ, sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại xã, phường, thị trấn.

- Gắn với tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành kỷ luật, hành chính, văn hóa công sở và nêu cao tinh thn trách nhiệm.

2. Yêu cầu

- Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật về khiếu nại, tố cáo đến cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã phường, thị trấn từ nay đến năm 2016;

- Việc phbiến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, đảm bảo các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm địa phương, tập tục, ngôn ngữ đối với cán bộ, công chức và nhân dân tại xã, phường, thị trấn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, xác định nhiệm vụ triển khai thực hiện theo quy định trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh

a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đán 1-1133 cấp tỉnh do Chánh Thanh tra tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, thành phần tham gia mời: lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và đại diện lãnh đạo các cơ quan: Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

b) Xác định nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Đề án 1-1133 cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Đán, nhằm tạo sự phối hp chặt chẽ, thống nhất trong phạm vi cả tỉnh; hỗ trợ việc tchức báo cáo viên trong bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo, người làm công tác, người tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo.

- Ban Chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của cấp huyện, cấp xã, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đán sau mỗi giai đoạn, tiến hành tổng kết việc thực hiện Đán trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cấp huyện, Hội Nông dân tỉnh về pháp luật khiếu nại tố cáo và kỹ năng tuyên truyền pháp luật khiếu nại tố cáo.

- Tchức tiếp nhận tài liệu phục vụ công tác phbiến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo do Ban Chỉ đạo Trung ương cung cấp; biên soạn cho phù hp với điều kiện, đặc điểm của địa phương và chỉ đạo thực hiện nhân bản tài liệu.

- Chọn điểm mỗi huyện, thành phố 01 xã để tiến hành trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo để rút kinh nghiệm chỉ đạo cấp huyện tuyên truyền cho các xã, phường còn lại của địa phương mình.

- Chỉ đạo các địa phương, ngành liên quan tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo như: tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, giải đáp thắc mắc; hoặc lồng ghép vào chương trình văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt khu dân cư; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo; các hình thức tuyên truyền trực quan (xây dựng tác phẩm sân khấu hóa, tiểu phẩm câu chuyện thời sự, hình ảnh, pa nô, áp phich, tờ gấp, tờ rơi ...) hoặc các hình thức khác.

2. Tổ chức tiếp nhận tài liệu do Ban Chỉ đạo Đề án 1-1133 Trung ương cung cấp, biên tập lại cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương; thực hiện nhân bản tài liệu

- Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng tài liệu (tiếp nhận, chỉnh sửa, biên tập, tự soạn mới...), tổ chức tập huấn, tham mưu chỉ đạo việc thực hiện nhân bản tài liệu đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cấp huyện và Hội Nông dân tỉnh và các xã điểm của cấp tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp huyện nhân bản và chuyển tải cấp phát đến các đối tượng còn lại theo mục tiêu Đ án.

[...]