Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2022 thực hiện Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 169/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2022
Ngày có hiệu lực 21/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Ngô Thị Kim Yến
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU” VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05/7/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 31-KH/TU ngày 29/9/2021 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

b) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 29/3/2022 của UBND thành phố về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể va gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

c) Tiếp tục hưởng ứng, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân thành phố.

d) Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, thành phố nâng cao chất lượng cuộc sống. Phấn đấu giảm 100% số hộ nghèo còn sức lao động, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều so với đầu giai đoạn 2022 - 2025.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị từ thành phố đến cơ sở và hoạt động của các cụm thi đua từ nay đến năm 2025.

b) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng từ thành phố đến cơ sở với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi ngành, mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được tinh thần tự nguyện, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

c) Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và những sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo; Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Nội dung phong trào thi đua

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai kịp thời có hiệu quả Phong trào thi đua. Tập trung phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; phấn đấu "Không ai bị bỏ lại phía sau".

b) Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.

c) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương mình đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực nhằm giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thoát nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững. Gắn Phong trào thi đua với các phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Quan tâm giải quyết tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội; tiếp tục triển khai cuộc vận động "Vì người nghèo" nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hằng năm.

đ) Tổ dân phố, thôn, cộng đồng thi đua đoạn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu, hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo.

e) Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan giúp đỡ nguồn lực để hỗ trợ người nghèo; người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn.

g) Hộ gia đình thi đua chủ động vượt khó vươn lên trong cuộc sống và giúp đỡ hộ gia đình khác cùng vươn lên thoát nghèo; hộ nghèo thi đua vươn lên thoát nghèo.

h) Cán bộ làm công tác giảm nghèo thi đua tận tụy, trách nhiệm, thi đua đồng hành cùng người nghèo.

2. Giải pháp thực hiện phong trào thi đua

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào thi đua, sơ kết, tổng kết và khen thưởng cho tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; xây dựng các chuyên trang chuyên mục, tăng cường thời lượng nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.

c) Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, sâu rộng với nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp, tránh hình thức, lãng phí; sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

d) Tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở một số địa phương, đơn vị hằng năm và tiến hành sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua hằng năm, giữa kỳ, giai đoạn vào năm 2025.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ