Kế hoạch 1682/KH-UBND thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 1682/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2022
Ngày có hiệu lực 22/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1682/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRIỂN KHAI, ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC” NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;

Căn cứ Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Quyết định số 67/2021/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 40/2019/QĐ- UBND ngày 09/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định một số nội dung và mức chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Kế hoạch số 622/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030);

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là Đề án TXNG), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

Cụ thể hóa các nội dung tại Kế hoạch số 622/KH-UBND ngày 05/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo thực hiện trong năm 2022 hiệu quả.

2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

a) Tham dự tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm lĩnh vực truy xuất nguồn gốc (Tham dự lớp tập huấn lĩnh vực truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá; Trao đổi, học tập kinh nghiệm lĩnh vực mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc) và tổ chức lớp đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Mã QR, vòng seal bảo vệ, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm nhận diện, Scan&Check,...) nhằm:

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức có liên quan, Trung tâm mã số, mã vạch quốc gia để tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, công nhận hệ thống và thừa nhận kết quả truy xuất nguồn gốc lẫn nhau.

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và nâng cao nhận thức về lợi ích của truy xuất nguồn gốc, nội dung của Đề án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định quản lý mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc.

b) Biên soạn và ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan tư vấn xây dựng đề cương Sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

c) Đào tạo chuyên gia quản lý cho các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai xây dựng, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa: Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho công chức tại các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan, sẵn sàng nguồn lực triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng sản phẩm, hàng hóa ưu tiên trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

d) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh: Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia và các tổ chức có liên quan tư vấn xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.

e) Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm đặc trưng, ưu tiên của địa phương:

- Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng.

- Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng đề cương, lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu xây dựng mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

f) Triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh như: sản phẩm đặc thù của tỉnh, sản phẩm chương trình OCOP,…:

- Vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch trên địa bàn tỉnh triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc.

- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về năng suất, chất lượng.

- Huy động nguồn lực từ các chương trình, kế hoạch của Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

g) Cập nhật dữ liệu, kiện toàn Cổng Thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh; thực hiện quản lý, kết nối vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia:

Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Mã số Mã vạch quốc gia và các tổ chức có liên quan tư vấn, chuyển giao giải pháp truy xuất nguồn gốc đủ điều kiện kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

h) Thực hiện thẩm định dữ liệu truy xuất nguồn gốc tại địa phương:

Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát, thẩm định việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

[...]