Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2021 triển khai Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 167/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2021
Ngày có hiệu lực 02/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 167/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 115/NQ-CP NGÀY 06/8/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT.

2. Yêu cầu

- Tập trung phát triển CNHT tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển bền vững, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp; Ưu tiên phát triển các sản phẩm linh kiện phụ tùng (phụ tùng sản xuất/lắp ráp ô tô, xe máy; linh kiện điện tử; cơ khí chế tạo), sản phẩm hỗ trợ lĩnh vực dệt may - da giầy, lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển CNHT phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh; ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm đất đai, năng lượng, gắn với mục tiêu nội địa hoá các sản phẩm công nghiệp chủ lực, đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển bền vững; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đáp ứng trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.

- Cải thiện chất lượng lao động với định hướng cung cấp cho các doanh nghiệp CNHT thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển; đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương để thực hiện mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp cũng như CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thu hút đầu tư và phát triển một số sản phẩm công nghệ vật liệu, bộ điều khiển, thiết kế vi mạch phục vụ cho lĩnh vực điện tử, các chất hoạt động bề mặt, chất phụ gia, lĩnh vực thiết bị chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ công nghiệp công nghệ cao. Phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao, phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Phấn đấu đến năm 2025, CNHT của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm CNHT có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đạt các tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa và tham gia sâu được vào thị trường xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Lĩnh vực linh kiện phụ tùng: Trên 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện phát triển trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh và cung ứng một phần cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn hoặc xuất khẩu.

- Có 10 doanh nghiệp trong nước sản xuất sản phẩm CNHT có thể tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn kinh tế lớn, sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và tham gia được vào thị trường xuất khẩu.

- Đến năm 2030, phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử cung ứng được nhu cầu trong nước, đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao. Có trên 75 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện phát triển trở thành nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 cho các hãng sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy, điện, điện tử hoàn chỉnh. Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, quan tâm đến vật liệu điện tử.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Triển khai hiệu quả, đồng bộ các cơ chế chính sách và chương trình, đề án của Chính phủ, của các Bộ ngành và hoàn thiện các chính sách của tỉnh để triển khai hỗ trợ thúc đẩy phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa, một cửa liên thông và hoàn thiện môi trường kinh doanh hấp dẫn, tạo tiền đề thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT; các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia hoạt động phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh trong công tác lập hồ sơ, thủ tục tham gia các chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ, ngành triển khai nhằm thúc đẩy phát triển CNHT.

- Xây dựng, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư đặc thù sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các khu, cụm công nghiệp phục vụ các dự án sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh.

2. Đảm bảo và huy động hiệu quả nguồn lực phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Bố trí, đảm bảo và huy động nguồn lực hiệu quả để triển khai thực hiện, cơ chế, chính sách, chương trình đề án phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nội dung đề án khuyến khích phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 13/10/2017.

- Tập trung các nguồn vốn ngân sách địa phương (lồng ghép các nguồn vốn ngân sách: chương trình xúc tiến đầu tư, quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh, nguồn khuyến công, xúc tiến thương mại,...) bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình phát triển CNHT của Trung ương và huy động nguồn vốn xã hội hóa để triển khai thực hiện chương trình đảm bảo mục tiêu đề ra.

[...]