Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 58/NQ-CP về chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 16/06/2023
Ngày có hiệu lực 16/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Thi
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 58/NQ-CP NGÀY 21/4/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG, THÍCH ỨNG, PHỤC HỒI NHANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.

2. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

3. Kế hoạch là căn cứ để các ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời, là căn cứ để tổ chức, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, địa phương, đơn vị.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp triển khai trong ngắn hạn

1.1. Tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức tiếp doanh nghiệp định kỳ hằng tháng, đảm bảo tiếp nhận đầy đủ thông tin và giải quyết kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.

- Rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng sớm triển khai theo quyết định đầu tư được phê duyệt để sớm hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường.

c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, theo dõi, đôn đốc và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công văn số 6054/UBND-CN ngày 04/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và Công văn số 178/TTgCN ngày 27/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản; định kỳ trước ngày mùng 10 hằng tháng, tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

d) Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Sở Công Thương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường thực hiện các giải pháp thu hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thường xuyên giám sát, kiểm tra đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã lựa chọn được nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn vào địa bàn tỉnh.

đ) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh kết quả chậm nhất trong tháng 10/2023.

1.2. Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu, triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh phát triển và mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung.

b) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu, triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn vừa phục vụ cho nông nghiệp vừa giúp lao động nông thôn đến các nhà máy làm việc hằng ngày.

b) Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện công bố giá các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chủ động kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng; thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

1.3. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

a) Tham mưu, thực hiện các giải pháp gắn kết chặt chẽ giữa nhà nước - nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo và cung ứng nhân lực, gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

b) Thực hiện biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo; có các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động cục bộ, phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số.

c) Theo dõi chặt chẽ diễn biến quan hệ lao động, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026, Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025.

d) Xây dựng Kế hoạch tổ chức thu thập thông tin người lao động vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phân tích, công bố dự báo thị trường lao động theo ngành, nghề, làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời các chính sách về lao động - việc làm, an sinh xã hội.

2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn

2.1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

[...]