Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 164/KH-UBND năm 2016 tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 164/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2016
Ngày có hiệu lực 02/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04-NQ/TU NGÀY 18/8/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vị trí, vai trò, yêu cầu của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời nêu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các tác hại của thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội.

- Cung cấp thông tin đến người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, VSATTP cũng như những địa chỉ sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch; người tiêu dùng biết đến các quy định đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời, thường xuyên công bố rộng rãi, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc, hành vi vi phạm về VSATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến phải cụ thể thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng.

- Thông tin phải đảm bảo chính xác, kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế vi phạm an toàn thực phẩm, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn trải, chung chung gây tốn kém, lãng phí.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền, phbiến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Thông tin, tuyên truyền kịp thời các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP: Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và các cơ chế, chính sách, quy định của tỉnh về VSATTP, như: quy định tiêu chí xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm; quy định chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; quy trình xác nhận nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm; quy định tiêu chí và quy trình công nhận chợ ATTP,…

- Tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức về VSATTP tới các nhóm đối tượng: Người quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn cho người sản xuất, kinh doanh biết về các nguy cơ gây mất VSATTP; chú trọng tuyên truyền về thiệt hại đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng hóa chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng.

- Tuyên truyền cách nhận biết sản phẩm không đảm bảo VSATTP, cách nhận biết sản phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không có giá trị sử dụng; nâng cao tính tự giác trong việc đảm bảo VSATTP, nhất là trong việc sử dụng đất, nước, các vật tư, hóa chất để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Thông tin đầy đủ, kịp thời thực tế tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Hoạt động thanh tra, kiểm tra, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các vụ việc, hành vi vi phạm VSATTP để nhân dân biết và tránh sử dụng các sản phẩm không đảm bảo an toàn.

- Cung cấp thông tin, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; giới thiệu, tôn vinh các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đảm bảo VSATTP, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc thú y, thuốc trong danh mục được phép sử dụng; sử dụng thức ăn chăn nuôi không chứa chất cấm để người tiêu dùng biết và ủng hộ sản phẩm; giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông sản an toàn thực phẩm; xây dựng văn hóa “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn"; xây dựng mô hình tổ, nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; chủ động, phối hợp giám sát chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; tích cực đấu tranh, phát hiện, tố giác với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt các hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm.

2. Hình thức tuyên truyền

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền thông qua hệ thống các cơ quan báo chí, của tỉnh; các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú; Trang thông tin điện tử, Bản tin của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; hệ thống truyền thanh cơ sở.

- Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa & Đời sống, Tạp chí Xứ Thanh mở chuyên mục “Nói không với thực phẩm bẩn”; tăng cường thời lượng, tin bài điều tra, phản ánh những thủ đoạn, hành vi sản xuất thực phẩm không an toàn; tuyên truyền về các sản phẩm thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, VSATTP cũng như những địa chỉ sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch.

- Thực hiện hình thức truyền thông thông qua hội nghị, hội thảo, báo cáo viên, hoạt động văn hóa cộng đồng…

- Tuyên truyền thông qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các đội thông tin tuyên truyền lưu động, đội chiếu bóng lưu động.

- Tuyên truyền trực quan: pa nô, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu…

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

[...]