Kế hoạch 1623/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 1623/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2016
Ngày có hiệu lực 04/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hoàng Công Thủy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1623/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 04 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ các Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vn thực hiện Chương trình; Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phtrực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ tnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 12/4/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh Phú Thọ khóa XVIII;

Căn cứ kết quả triển khai Chương trình giai đoạn 2011 - 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. KẾT QUẢ THC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YU:

- Công tác quản lý điều hành: Tnh Phú Thọ đã sớm thành lập, kiện toàn các tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành và thực hiện chương trình từ cấp tnh đến cấp cơ sở theo đúng quy định. HĐND tỉnh đã ban hành 03 Nghị quyết; UBND tỉnh đã ban hành 06 Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Về công tác thông tin tuyên truyền: Thực hiện tốt 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Hình thức tuyên truyền: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua panô, khẩu hiệu, tổ chức hội nghị, hội thảo.

- Công tác đào tạo, tập huấn: Công tác đào tạo, tập huấn được chú trọng triển khai thực hiện nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ tham gia thực hiện chương trình.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình: Quá trình triển khai thực hiện Chương trình được Tỉnh y, HĐND và UBND thường xuyên quan tâm chỉ đạo và kiểm tra, giám sát. Lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình đối với các huyện, thành, thị và kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đề xuất với tnh sửa đổi cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế ca địa phương.

- Về huy động nguồn lực: Giai đoạn 2011 - 2015 đã huy động được khoảng 5.812,2 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển là 4.649,8 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 1.162,4 tđồng). (Chi tiết theo biểu số 02A)

II. KT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VNÔNG THÔN MỚI:

1. Kết quả tổng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí: Đến hết năm 2015 toàn tnh có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 7,7%); có 51 xã đạt 15 -18 tiêu chí (chiếm 20,6%); 89 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (chiếm 36%); 88 xã đạt 6 - 9 tiêu chí (chiếm 35,7%); không có xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân tiêu chí toàn tnh đạt 11,6 tiêu chí/xã; huyện Lâm Thao đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Kết quả thực hiện các nhóm tiêu chí:

- Về quy hoạch nông thôn mới: Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.

- Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Qua 5 năm triển khai chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Đến hết năm 2015 toàn tnh có 49/247 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 19,8%); 58/247 xã đạt tiêu chí thủy lợi (chiếm 23,5%); 230/247 xã đạt tiêu chí điện (chiếm 93,1%); 88/247 xã đạt tiêu chí trường học (chiếm 35,6%); 121/247 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (chiếm 49%); 80/234 xã (13 xã không có quy hoạch chợ) đạt tiêu chí chợ nông thôn (chiếm 34.2%); 215/247 xã đạt tiêu chí bưu điện (chiếm 87%); 118/247 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (chiếm 47,8%).

- Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo: Trong quá trình chỉ đạo triển khai chương trình, công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Đến hết năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 22,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,89%. Có 135/247 xã đạt tiêu chí thu nhập (chiếm 54,7%), có 113/247 xã đạt tiêu chí hộ nghèo (chiếm 45,7%), có 211/247 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (chiếm 85,4%), có 224/247 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất (chiếm 90,7%).

- Về giáo dục - văn hóa - xã hội - môi trường: Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân được đầu tư ngày càng đồng bộ; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và đa dạng hóa; các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường được triển khai mạnh mẽ. Đến hết năm 2015 toàn tỉnh có 159/247 xã đạt tiêu chí giáo dục (chiếm 64,4%); 96/247 xã đạt tiêu chí y tế (đạt 38,9%); 215/247 xã đạt tiêu chí văn hóa (chiếm 87%); 65/247 xã đạt tiêu chí môi trường (chiếm 26,3%).

- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội: Các địa phương đã chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội đạt trong sạch vng mạnh; tình hình an ninh, trật tự nông thôn được givững. Đến hết năm 2015 toàn tnh có 234/247 xã đạt tiêu chí hệ thống chính trị xã hội (đạt 94,7%); 187/247 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội (đạt 75,7%). (Chi tiết thực hiện tng tiêu chí theo biu s 02A)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Kết quả đạt được:

- Vai trò của các tổ chức Đng, chính quyền, đoàn thở cơ sở được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên, niềm tin của dân vào Đảng và chính quyền ngày càng được nâng cao.

- Chương trình nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa cấp và ngành. Bộ máy chỉ đạo, tham mưu thực hiện chương trình đồng bộ từ tnh đến cơ sở, hoạt động ngày càng được nâng cao.

- Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cun được họ chủ động tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp.

- Đã cụ thể hóa Bộ tiêu chí, hệ thng cơ chế chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện của tnh. Thực hiện tốt cơ chế trao quyền tự quyết cho cộng đồng (thôn, xã), đã phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, dân chủ ở nông thôn được nâng, lên.

- Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt tại nhiều địa phương. Thu nhập, điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn từng bước được nâng lên.

[...]