ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 160/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 04 tháng 6 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
SƠ KẾT 07 NĂM THỰC HIỆN LUẬT XUẤT BẢN NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO
CAI
Triển khai Kế hoạch số 1140/KH-BTTTT
ngày 01/4/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về sơ kết 07 năm thực hiện Luật
Xuất bản năm 2012, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đánh giá khách quan, toàn diện việc
thực hiện Luật Xuất bản 07 năm qua (kết quả đã đạt được, các ưu điểm, hạn chế,
bất cập và nguyên nhân).
- Đề xuất, kiến nghị tiếp tục hoàn
thiện pháp luật về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước, tạo sự đồng bộ, thống nhất, khả thi trong thực hiện giai đoạn
tiếp theo.
2. Yêu cầu:
- Việc sơ kết cần thực hiện nghiêm
túc, hiệu quả bằng hình thức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương
và các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nội dung sơ
kết thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, tránh làm theo cách thức liệt
kê, báo cáo thành tích.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai thực hiện sơ kết,
kết quả sơ kết được xây dựng thành báo cáo để gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Thông
tin và Truyền thông để tổng hợp), gửi Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo
Chính phủ.
II. PHẠM VI VÀ NỘI
DUNG SƠ KẾT
1. Phạm
vi:
Kết quả đạt được qua 07 năm thực hiện
Luật Xuất bản của các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở in, phát hành xuất
bản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Nội dung:
2.1. Tình hình phổ biến Luật Xuất bản:
- Công tác chỉ đạo, triển khai, thực
hiện Luật Xuất bản và ban hành các văn bản quy định chi tiết;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật
Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết.
2.2. Tình hình thực hiện Luật Xuất bản:
- Công tác quản lý nhà nước theo quy
định của Luật Xuất bản và sự phối hợp giữa bộ, ngành, tổ chức ở trung ương với
địa phương; giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn
tỉnh trong việc triển khai thực hiện Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi
tiết.
- Tình hình thực hiện Luật Xuất bản của
các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất cập
trong quy định của Luật Xuất bản các văn bản quy định chi tiết, nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập.
2.4. Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất
giữa Luật Xuất bản, các văn bản quy định chi tiết với điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
2.5. Xác định những vấn đề mới, phát
sinh trong thực tiễn còn có khoảng trống pháp lý.
2.6. Kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm và nâng
cao hiệu quả thực hiện Luật Xuất bản.
III. HÌNH THỨC SƠ
KẾT
1. Căn cứ vào điều kiện, tình hình cụ
thể, các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên
địa bàn tỉnh Lào Cai chủ động tổ chức sơ kết bằng các hình thức phù hợp, hiệu
quả; tùy theo thực tế có thể tổ chức điều tra, khảo sát, hội thảo, tọa đàm để
cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác sơ kết thực
hiện Luật xuất bản.
2. UBND tỉnh Lào Cai xây dựng báo cáo
sơ kết 07 năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, gửi Bộ
Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Chính phủ; đồng thời, tham gia Hội
nghị sơ kết 07 năm thực hiện Luật Xuất bản trên phạm vi toàn quốc vào tháng 11
năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí bảo đảm thực hiện các hoạt động
tại kế hoạch này được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của
các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở in, phát hành xuất
bản phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và
các văn bản hướng dẫn thực hiện. Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí
hợp pháp khác (nếu có) để tổ chức thực hiện các hoạt động sơ kết 07 năm thực hiện
Luật Xuất bản.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch này; đồng thời, chịu
trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp cho các đơn vị, địa phương về những vướng mắc
trong quá trình triển khai sơ kết 07 năm thực hiện Luật Xuất bản;
- Tiếp nhận báo cáo của các địa
phương và các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh, tổng hợp xây
dựng dự thảo báo cáo của tỉnh Lào Cai, trình UBND tỉnh trước ngày 30/7/2020 để
phê duyệt, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. UBND các huyện, thị xã, thành
phố; các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh:
- Căn cứ nội dung kế hoạch, tổ chức
sơ kết bằng các hình thức phù hợp sao cho thiết thực, hiệu quả.
- Báo cáo sơ kết 07 năm thực hiện Luật
Xuất bản tại đơn vị, địa phương, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước
ngày 05 tháng 7 năm 2020 (theo đề cương báo cáo tại Phụ lục đính kèm).
Căn cứ nội dung kế hoạch này, các sở,
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm
trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- TT: TU, UBND tỉnh;
- Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ TTTT;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở: TT&TT, Tài chính;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
- CVP, PCVP3;
- Lưu: VT, BBT1, VX(1,4).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHỤ LỤC SỐ 01
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH 07 NĂM THỰC HIỆN
LUẬT XUẤT BẢN CỦA UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 04/6/2020 của
UBND tỉnh Lào Cai)
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI LUẬT XUẤT
BẢN
1. Công
tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Luật Xuất bản của bộ, ngành, tổ chức ở
Trung ương và các địa phương (có số liệu các văn bản đã ban hành).
2. Công
tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hoạt động xuất bản, các văn bản quy định
chi tiết.
3. Công
tác thông tin tuyên truyền, phổ biến Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thực
hiện ở Trung ương và các địa phương: Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được
áp dụng, triển khai (tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu...); kết quả đạt được
qua từng năm (có số liệu cụ thể).
4. Đánh
giá chung về tình hình triển khai Luật Xuất bản:
- Kết quả.
- Hạn chế.
- Nguyên nhân.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT XUẤT
BẢN
1. Tình
hình thực hiện Luật Xuất bản trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản
phẩm ở địa phương:
- Lĩnh vực in xuất bản phẩm.
- Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm.
2. Công
tác quản lý nhà nước về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm ở địa phương:
- Số liệu các cơ sở in xuất bản phẩm,
các cơ sở phát hành xuất bản phẩm ở địa phương đã cấp phép hoạt động hoặc xác
nhận đăng ký hoạt động.
- Công tác xây dựng, ban hành và triển
khai quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển trong các lĩnh vực xuất bản, in,
phát hành.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị với
địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật xuất bản và các văn bản quy định
chi tiết.
- Việc giải quyết thủ tục hành chính
trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
- Công tác thực hiện chế độ thông
tin, báo cáo.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm trong từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
- Công tác kiểm tra tổ chức bộ máy,
biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành xuất bản
phẩm.
- Sự phân cấp quản lý nhà nước trong
từng lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
- Về hợp tác quốc tế.
- Công tác thi đua, khen thưởng và
trao giải thưởng sách.
- Nội dung khác (nếu có).
3. Đánh
giá tình hình triển khai thực hiện Luật Xuất bản và công tác quản lý nhà nước về
xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm ở địa phương:
- Kết quả.
- Hạn chế.
- Nguyên nhân.
III. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, BẤT
CẬP CỦA LUẬT XUẤT BẢN
1. Đánh
giá ưu điểm, hạn chế, bất cập trong quy định của Luật Xuất bản và các văn bản
quy định chi tiết (nêu rõ điều, khoản, điểm và phân tích nguyên nhân).
2. Đánh
giá về sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật Xuất bản, văn bản quy định chi tiết với
pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên (nêu rõ điều, khoản, điểm và phân tích sự đồng bộ/chưa đồng bộ,
nguyên nhân).
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm
1.1. Kiến nghị các nội dung (điều,
khoản, điểm) cần sửa đổi, bổ sung trong Luật xuất bản và các văn bản quy định
chi tiết (nếu có).
1.2. Đề xuất những vấn đề mới, vấn đề
phát sinh trong thực tiễn còn có khoảng trống pháp lý và sự cần thiết quy định
bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản, in, phát hành xuất bản
phẩm (phân tích cụ thể).
2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết thi hành
2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện Luật Xuất bản trong các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản
phẩm (nêu rõ từng giải pháp được đề xuất).
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm (nêu rõ
từng giải pháp được đề xuất).
2.3. Giải pháp khác./.
PHỤ LỤC SỐ 02
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH 07 NĂM THỰC HIỆN
LUẬT XUẤT BẢN CỦA CÁC CƠ SỞ IN XUẤT BẢN PHẨM
(Kèm theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 04/6/2020 của
UBND tỉnh Lào Cai)
I. Khái quát việc thực hiện Luật
Xuất bản tại cơ quan/đơn vị và kết quả đạt được
1. Những việc đã làm được, kết quả
(kèm theo số liệu minh họa).
2. Những việc chưa làm được và nguyên
nhân.
II. Đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất
cập trong các quy định của Luật Xuất bản
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và
thực tiễn hoạt động, cơ quan, tổ chức phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất
cập trong các quy định của Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết theo
các nội dung sau đây:
1.1. Khái niệm, từ ngữ (ví dụ: “hoạt
động in”, “lĩnh vực in”, “người đúng đầu cơ sở in”, “chủ sở hữu”, “in lậu”, “in
giả”, “in nối bản trái phép”, v.v...).
1.2. Về chính sách của nhà nước đối với
lĩnh vực in.
1.3. Về điều kiện để cấp giấy phép hoạt
động in xuất bản phẩm (người đứng đầu cơ sở in, mặt bằng, thiết bị, an ninh -
trật tự, vệ sinh môi trường, sự phù hợp quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở
in).
1.4. Việc bảo đảm duy trì đủ điều kiện
hoạt động của cơ sở in.
1.5. Về điều kiện nhận in xuất bản phẩm
(hồ sơ, thủ tục nhận in).
1.6. Về in gia công xuất bản phẩm cho
tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1.7. Về liên kết trong hoạt động xuất
bản (in xuất bản phẩm).
1.8. Về trách nhiệm của người đứng đầu
cơ sở in (quản lý, lưu giữ hồ sơ nhận in; ghi sổ theo dõi nhận in; tham gia lớp
bồi dưỡng, nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm).
1.9. Về thực hiện chế độ thông tin,
báo cáo.
1.10. Về các thủ tục hành chính trong
lĩnh vực in xuất bản phẩm (cấp/cấp đổi/cấp lại giấy phép hoạt động in xuất bản
phẩm, cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài).
1.11. Các vấn đề khác (nếu có).
2. Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất,
phù hợp giữa quy định của Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết với
quy định của pháp luật có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
III. Đề xuất, kiến nghị
1. Các quy định của Luật Xuất bản cần
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nêu rõ phương án đề xuất).
2. Những vấn đề mới nảy sinh trong thực
tiễn lĩnh vực xuất bản chưa được pháp luật quy định và cần bổ sung vào Luật
(nêu rõ phương án đề xuất).
3. Các giải pháp trước mắt và lâu dài
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Xuất bản (nêu rõ giải pháp)./.
PHỤ LỤC SỐ 03
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH 07 NĂM THỰC HIỆN
LUẬT XUẤT BẢN CỦA CÁC CƠ SỞ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM
(Kèm theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 04/6/2020 của
UBND tỉnh Lào Cai)
I. Khái quát việc thực hiện Luật
Xuất bản tại cơ quan/đơn vị và kết quả đạt được
1. Những việc đã làm được, kết quả
(kèm theo số liệu minh họa).
2. Những việc chưa làm được và nguyên
nhân.
II. Đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất
cập trong các quy định của Luật Xuất bản
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và
thực tiễn hoạt động, cơ quan, tổ chức phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất
cập trong các quy định của Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết theo
các nội dung sau đây:
1.1. Khái niệm, thuật ngữ (ví dụ: “hóa
đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp”, “chi phí thẩm định nội dung xuất bản
phẩm”, “có dấu hiệu vi phạm pháp luật”, v.v...).
1.2. Về chính sách của nhà nước đối với
lĩnh vực phát hành.
1.3. Về điều kiện và duy trì điều kiện
hoạt động của cơ sở phát hành.
1.4. Về loại hình tổ chức hoạt động của
cơ sở phát hành.
1.5. Về trách nhiệm của người đứng đầu
cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
1.6. Về thực hiện các thủ tục hành
chính.
1.7. Về xuất khẩu xuất bản phẩm.
1.8. Về liên kết trong hoạt động xuất
bản (phát hành xuất bản phẩm).
1.9. Các vấn đề khác (nếu có).
2. Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất,
phù hợp giữa quy định của Luật Xuất bản và các văn bản quy định chi tiết với
quy định của pháp luật có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
III. Đề xuất, kiến nghị
1. Các quy định của Luật Xuất bản cần
sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nêu rõ phương án đề xuất).
2. Những vấn đề mới nảy sinh trong thực
tiễn lĩnh vực xuất bản chưa được pháp luật quy định và cần bổ sung vào Luật
(nêu rõ phương án đề xuất).
3. Các giải pháp trước mắt và lâu dài
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Xuất bản (nếu rõ giải pháp)./.