Kế hoạch 16/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2017 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 16/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2017
Ngày có hiệu lực 22/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Lê Thị Kim Dung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 22 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NĂM 2017

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch giảm nghèo năm 2017 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ giảm nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin; thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo. Gắn giảm nghèo với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2017.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chung toàn tỉnh giảm 3%. Riêng huyện Lâm Bình giảm trên 4%.

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

- 100% người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách… được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định.

- Đào tạo nghề cho trên 4.000 lao động nông thôn. Trong đó phấn đấu có ít nhất 2.000 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động ở vùng đặc biệt khó khăn được học nghề, giáo dục định hướng và ít nhất 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã và 30% trưởng thôn bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 90% các hộ dân ở các huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất.

(Có biểu chi tiết Kế hoạch giảm hộ nghèo theo nhóm nguyên nhân chính dẫn đến nghèo kèm theo)

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1 Công tác chỉ đạo, triển khai

Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, coi giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, gắn với các nhiệm vụ phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới.

Quán triệt, thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến tạo sinh kế, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, cận nghèo; việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo phải cụ thể, gắn với thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, ngành, đơn vị mình.

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch, giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các cấp đảm bảo phù hợp với thực trạng và có sự thống nhất của các cấp (xã/huyện/tỉnh), không thực hiện việc giao chỉ tiêu áp đặt, chạy theo thành tích.

Thực hiện rà soát, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo và các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo và danh sách các hộ nghèo, cận nghèo có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo để xây dựng kế hoạch, có các giải pháp, biện pháp hỗ trợ phù hợp để các hộ thoát nghèo bền vững.

Triển khai kịp thời có hiệu quả các dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường phân cấp, gắn với phân bổ nguồn lực trong triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tiếp tục tập trung tuyên truyền sâu rộng về công tác giảm nghèo, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyn và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số sống tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiu, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong trin khai thực hiện Chương trình giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương, chú trọng tuyên truyền thông qua tổ chức các hội nghị đối thoại chính sách tại cơ sở. Căn cứ vào đặc điểm đối tượng, các nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo, đặc điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản để xác định, xây dựng nội dung, phương pháp tuyên truyền thích hợp. Nội dung truyền thông, tuyên truyền phải làm rõ vai trò của người nghèo đối với công tác giảm nghèo, trong đó hộ nghèo, cận nghèo vừa là chủ thể, vừa là đối tượng và người được hưởng lợi từ Chương trình giảm nghèo. Đồng thời nêu rõ trách nhiệm của người nghèo trong việc chủ động tìm biện pháp tăng thu nhập, thoát nghèo cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng, trong đó phải làm cho người nghèo thấy rõ sự giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng chỉ là hỗ trợ, sự nỗ lực, tự vươn lên của bản thân hộ nghèo là chính.

[...]