Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 159/KH-UBDT về phối hợp thực hiện công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp năm 2020

Số hiệu 159/KH-UBDT
Ngày ban hành 18/02/2020
Ngày có hiệu lực 18/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Lê Sơn Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBDT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN DÂN TỘC VÀ BỘ TƯ PHÁP NĂM 2020

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;

Thực hiện Chương trình số 1249a/CTPH-UBDT-BTP ngày 13/11/2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp về phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020;

Sau khi thống nhất với Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác năm 2020 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện có hiệu quả Chương trình số 1249a/CTPH-UBDT-BTP ngày 13/11/2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp về phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2014 - 2020, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương;

c) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Kế hoạch là căn cứ để Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ công tác liên quan của 2 Bộ năm 2020.

2. Yêu cầu

a) Bám sát các nội dung của Chương trình phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp giai đoạn 2020 - 2025; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, xác định thứ tự ưu tiên theo yêu cầu công tác năm của hai cơ quan;

b) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, liên tục và chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan; tiết kiệm kinh phí, phát huy tối đa nguồn lực của từng cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ;

c) Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát nội dung nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện thiết thực và hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Công tác xây dựng pháp luật

a) Phối hợp nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao chủ trì soạn thảo, trọng tâm là nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách dân tộc liên quan.

- Cơ quan chủ tri: Ủy ban Dân tộc (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị có liên quan).

b) Phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế thẩm định và tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban Dân tộc (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị có liên quan).

c) Cử công chức có kinh nghiệm, phù hợp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo; tham gia Hội đồng thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp; Tham gia góp ý, thẩm định các văn bản QPPL, các đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về dân tộc; cử công chức cấp Vụ, chuyên viên tham gia vào Ban soạn thảo, Tổ biên tập, góp phần cho việc xây dựng các văn bản bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban Dân tộc (Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan).

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp (Các đơn vị có liên quan).

2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật

[...]