Kế hoạch 1589/KH-UBND năm 2016 triển khai tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 1589/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2016
Ngày có hiệu lực 28/03/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đặng Huy Hậu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1589/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 28 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Kết luận s93-KL/TU ngày 23/9/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 18/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới Tỉnh, giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch số 950/KH-UBND ngày 01/3/2016 của UBND Tỉnh triển khai nhiệm vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2016.

Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao hơn nữa nhận thức nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa, cách làm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong việc tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra về xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung tuyên truyền làm thay đổi căn bản tư duy, nhận thức của cán bộ và người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, nht là ở các xã đặc biệt khó khăn nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, các phong tục tập quán lạc hậu về sản xuất, đời sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ăn ở hợp vệ sinh; xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở các khu dân cư.

2. Yêu cầu

Nội dung, hình thức tuyên truyền cần phải được thường xuyên đổi mới, trong đó phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh và các địa phương trong việc tuyên truyền cổ vũ các phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. Tăng cường đối thoại để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân; khai thác tốt các trang mạng xã hội để tuyên truyền có hiệu quả về Chương trình xây dựng nông thôn mới đến các tầng lớp nhân dân.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các Nghị quyết mới của Đảng, Nhà nước, các văn bản, hướng dẫn của Ban chỉ đạo, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.

2. Tập trung tuyên truyền tốt hơn nữa các cơ chế, chính sách của Trung ương, của Tỉnh và các địa phương liên quan đến nhóm các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh, trong đó tuyên truyền rộng rãi các chính sách về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

3. Tuyên truyền về những thành quả đạt được, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015; đồng thời tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 - 2020. Tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Nông thôn tiên tiến và xây dựng Thôn nông thôn mới.

4. Thường xuyên tuyên truyền, phản ánh các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào xây dựng “Xã nông thôn mới, Phường, Thị trấn văn hóa”. Tuyên truyền các cách làm hay, sáng tạo trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

5. Tuyên truyền về Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP Quảng Ninh)”; tuyên truyền quảng bá các sản phẩm nông sản, các sản phẩm thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương; làm cho người dân thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông

1.1. Tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và địa phương

- Tiếp tục duy trì chuyên mục “Nông thôn mới Quảng Ninh- Hội tụ và lan tỏa” phát sóng hằng ngày trên QTV1, QTV3. Tăng thời lượng phát sóng, đng thời thường xuyên đi mới, tăng tính hp dn và nâng cao hơn nữa chất lượng các bản tin, phóng sự truyền hình về xây dựng nông thôn mới, về chương trình OCOP Quảng Ninh.

- Nghiên cứu mở chuyên mục đối thoại, tọa đàm về nông thôn mới trên QTV1 nhằm tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh như: Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; chính sách về phát triển sản phẩm OCOP; các chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong xây dựng NTM...

- Các Đài Truyền thanh Truyền hình địa phương tăng thời lượng tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Tích cực đưa thông tin từ cơ sở, nht là cvũ phong trào xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn trong tỉnh.

1.2. Tuyên truyền trên báo Quảng Ninh (Báo giấy và báo điện tử)

- Trên báo giấy hằng ngày dành 01 trang chuyên đề về “Xây dựng nông thôn mới”, phản ánh mọi mặt về việc thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, về chương trình OCOP, trong đó ưu tiên tuyên truyn về các sản phẩm có thể mạnh của các địa phương.

- Trên báo điện tử tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục Nông thôn mới, phản ánh sinh động và kịp thời tình hình xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh, trong đó tăng thời lượng tuyên truyền cho các xã, thôn, bản khu vực các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh. Mở rộng hệ thống cộng tác viên cơ sở nhằm cập nhật kịp thời thông tin từ các địa phương.

1.3. Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, các ngành và hệ thống phát thanh các địa phương

Cng thông tin điện tử của Tỉnh, các ngành và địa phương tăng thời lượng các tin bài phản ánh về xây dựng NTM. Cải tiến phương pháp đưa tin, bài, ảnh theo hướng ngắn gọn, súc tích, tăng tính hấp dẫn cho người đọc.

[...]