Quyết định 775/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 775/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/03/2011
Ngày có hiệu lực 18/03/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đỗ Thông
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 775/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2010/NQ-HDND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 486/TTr-KHĐT-KTNN ngày 08/3/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 - 2020 với các nội dung sau:

1. Tên Đề án: Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 – 2020.

2. Phạm vi Đề án.

Đề án thực hiện tại 125 xã thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh (trừ thành phố Hạ Long; các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và 02 xã Phương Nam, Phương Đông của thị xã Uông Bí do chuẩn bị lên phường).

3. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2010 - 2015:

Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 75 xã (chiếm 60% số xã của tỉnh) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 10/13 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới, cụ thể là:

- Về hạ tầng kinh tế - xã hội:

Năm 2011, có 100% số thôn có nhà văn hóa ; 100% xã có bưu điện văn hóa xã, 100% thôn có điểm đủ điều kiện truy cập internet và thư viện dùng chung. Đến năm 2012, có 100% xã ; 100% trường học mầm non, mẫu giáo 100% xã có nhà văn hóa và khu thể thao . Đến năm 2015 có 75% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; có 100% số xã có đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường liên thôn được cứng hóa; 100% xã đồng bằng, 50% xã miền núi có hệ thống kênh mương được kiên cố hóa.

- Về kinh tế và tổ chức sản xuất:

Đến năm 2015, kinh tế khu vực nông thôn đóng góp từ 15-20% GDP của tỉnh, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4% trong cơ cấu GDP của tỉnh; Thu nhập của người dân nông thôn gấp 1,5 – 2 lần so với thu nhập đầu người khu vực nông thôn của tỉnh năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi dưới 10%, các xã đồng bằng dưới 6%; 100% xã đã có nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các xã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả.

- Về văn hóa - xã hội môi trường:

Duy trì 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 100% y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2012, có 95% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Đến năm 2013, có 100% xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; 100% xã đồng bằng có bộ phận dịch vụ thu gom, xử lý rác thải; 100% trung tâm xã và cụm dân cư có hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh.

- Về đào tạo nghề:

[...]