Kế hoạch 154/KH-UBND về cải thiện chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2020

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 26/05/2020
Ngày có hiệu lực 26/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Lào Cai, ngày 26 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI TỈNH LÀO CAI NĂM 2020

Năm 2019 chỉ số PCI tỉnh Lào Cai đạt 65,56 điểm (tăng 0,93 điểm so năm 2018) thuộc nhóm các tỉnh, thành phố đạt chất lượng điều hành kinh tế “khá”, xếp hạng 25/63 tỉnh, thành phố (giảm 13 bậc so năm 2018). Để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải thiện chỉ số PCI năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức, thúc đẩy các hành động quyết liệt, thiết thực của các cơ quan, địa phương trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi vì sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Lào Cai.

2. Một số mục tiêu cụ thể

Phấn đấu điểm chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2020 đạt 70,8 điểm, tăng 4,44 điểm so năm 2019, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành “tốt” trên cả nước. Các chỉ tiêu cụ thể theo Phụ lục đính kèm kế hoạch này, trong đó đặc biệt quan tâm:

- Tập trung cải thiện mạnh điểm số các chỉ số thành phần có trọng số cao, điểm số sụt giảm trong năm 2019, gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý.

- Duy trì và cải thiện các chỉ số tăng điểm trong năm 2019, gồm: Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Tính năng động; Đào tạo lao động.

3. Yêu cầu

- Thủ trưởng các cơ quan, địa phương: Tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, các bộ phận, phòng ban nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này; chủ động đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại cơ quan, địa phương phụ trách.

- Cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ phụ trách, chủ trì có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì phải chủ động, tích cực, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ được giao nhằm đạt kết quả cao nhất.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chỉ số thành phần “Chi phí gia nhập thị trường”

Mục tiêu đạt 7,5 điểm trở lên (tăng 0,94 điểm trở lên so năm 2019)

(1) Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh dự kiến khai trương, đi vào hoạt động trong quý II/2020):

- Tiếp tục thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư so với quy định. Không đặt ra các khoản thu, điều kiện ràng buộc ngoài quy định.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đầu tư; quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ doanh nghiệp thân thiện, nhiệt tình.

- Tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp trực tuyến. Tăng cường phối hợp thực hiện dịch vụ bưu chính công, kết nối với Trung tâm Phục vụ hành chính công nhận và trả kết quả tại nhà, tại trụ sở doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và sở, ngành (DDCI) theo hướng phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ để đưa kết quả DDCI gắn với công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá cán bộ nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh giúp nâng cao năng lực điều hành.

(2) Giao Thủ trưởng các cơ quan, địa phương: Chủ động giải quyết thủ tục hành chính chuyên ngành thuộc lĩnh vực phụ trách sau đăng ký thành lập doanh nghiệp để rút ngắn thời gian chính thức đi vào hoạt động cho doanh nghiệp như: cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận về an ninh trật tự, hộ chiếu, thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài, đánh giá tác động môi trường, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về xây dựng, vận tải, xăng dầu...

2. Chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai”

Mục tiêu đạt 7,8 điểm trở lên (tăng 0,69 điểm trở lên so năm 2019)

(1) Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tập trung, tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp, quy trình nhằm rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp từ 30 ngày xuống còn 15 ngày. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu của công chức, viên chức trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Kịp thời cung cấp thông tin về giá đất, giá đất tạm tính (kèm hệ số điều chỉnh); cập nhật, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giới thiệu, thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động, phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ