Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1531/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 1531/KH-UBND
Ngày ban hành 21/05/2021
Ngày có hiệu lực 21/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Trần Văn Chiến
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1531/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 21 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA NHẰM PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CỰC, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC”

Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” (sau gọi tắt là Đề án 695), UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 695 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và vai trò giám sát của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp do UBND tỉnh nắm 100% vn điều lệ (sau đây gọi tắt là DNNN), bao gồm Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tây Ninh và Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh.

2. Tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DNNN, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN; bảo đảm phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với DNNN trong giai đoạn hiện nay.

3. Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và đồng bộ với các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước.

4. Tăng cường trách nhiệm, kịp thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

5. Chú trọng tổng kết thực tiễn, kế thừa và phát huy kinh nghiệm tốt trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi, nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước.

b) Đổi mới phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, thống nhất, bảo đảm 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch của các cơ quan có chức năng thanh tra không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.

c) Kiện toàn tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản trị doanh nghiệp, chính sách pháp luật có liên quan.

c) Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm 100% báo cáo giám sát, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

d) Nâng cao tính chính xác, khách quan, kịp thời, khả thi của các kết luận, kiến nghị quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm mọi kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý được thực hiện nghiêm túc.

3. Phạm vi, đối tượng của Đề án

a) Phạm vi của Đề án: Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh và việc chấp hành kết luận qua giám sát, kiểm tra, thanh tra của DNNN trong thời gian 05 năm, tính từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2025.

b) Đối tượng của Đề án: Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN; trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của DNNN và các chủ thể có liên quan.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật

Trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN cần lưu ý nghiên cứu, kiến nghị làm rõ một số nội dung theo định hướng của Đề án, làm cơ sở cho Bộ, ngành Trung ương tiếp tục tổng hợp, xây dựng hoặc điều chỉnh Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên qua trong thời gian tới; tập trung một số nội dung như sau:

- Thẩm quyền, trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân định rõ thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

- Phạm vi, nội dung, phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN.

- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý và giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

- Hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của DNNN và trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

[...]