Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về phòng, chống tham nhũng, lãng phí do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 153/KH-UBND |
Ngày ban hành | 13/10/2016 |
Ngày có hiệu lực | 13/10/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Cao |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG, NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ
Thực hiện Kế hoạch số 09-KH/TU ngày 01/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. MỤC ĐÍCH
- Nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các luật mới được Quốc hội thông qua liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).
- Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tạo sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục những tồn tại, hạn chế; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN, lãng phí.
2. YÊU CẦU
- Tăng cường công tác theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí gây ra.
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các cấp, các ngành tổ chức, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTN, lãng phí và chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của đơn vị, địa phương sát với thực tiễn.
II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN và pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X), Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản về PCTN, lãng phí, đặc biệt là Luật PCTN sửa đổi, bổ sung; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; đồng thời, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 18/KH-UBND, ngày 23/01/2016 về công tác PCTN năm 2016 của UBND tỉnh; Kế hoạch 38/KH-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình công tác trọng tâm năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong công tác cải cách hành chính để chủ động phòng ngừa và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
3. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước trong công tác PCTN, lãng phí
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, trong đó tập trung thực hiện tốt theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhất là công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan; xây dựng, thực hiện định mức tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức; minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
- Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi thường xuyên; chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Chấp hành tốt các định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, phương tiện, thiết bị làm việc...
- Thực hiện tốt Đề án xác định vị trí việc làm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với ứng dụng tin học và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong giải quyết thủ tục hành chính Nhà nước ở các cấp.
- Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp từng bước hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội của địa phương.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với công tác PCTN, lãng phí
- Các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
- Thanh tra các cấp, Thanh tra các sở, ban, ngành tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch công tác hàng năm đã được phê duyệt. Hoạt động thanh tra, kiểm tra tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phối hợp của các cơ quan Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng, đặc biệt là tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc, vụ án tham nhũng tồn đọng từ những năm trước chuyển sang theo đúng quy định của pháp luật, nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân và góp phần phòng ngừa tội phạm.
5. Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí