ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
153/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số
47/2019/QH14 ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14
ngày 17/6/2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày
20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày
27/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện
thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến
năm 2030;
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế
hoạch hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu
tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội với những nội dung
chính sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Bố trí nguồn lực và đẩy mạnh triển
khai đồng bộ, hiệu quả về việc hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Xác định nhiệm vụ trọng tâm và phân
công rõ trách nhiệm cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của Thành
phố trong việc thực hiện kế hoạch và các giải pháp nâng cao kết quả thu hút đầu
tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Yêu cầu:
- Kế hoạch Nâng cao chất lượng, hiệu
quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội phải
phù hợp với định hướng và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố giai đoạn đến năm 2030 và các quy hoạch liên quan;
- Các cấp, các ngành chủ động triển
khai thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố cụ thể, hiệu quả và phù hợp với thực
tế của địa phương, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành nhằm
triển khai hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Chính
trị tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 và của Chính phủ tại Nghị quyết số
58/NQ-CP ngày 27/4/2020.
II. MỤC TIÊU, QUAN
ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng bộ tiêu chí để sàng lọc,
thu hút doanh nghiệp FDI phù hợp với đặc thù Thủ đô về khả năng kinh tế, cơ sở hạ
tầng hiện tại, tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, đồng
thời sàng lọc để bảo vệ an ninh, quốc phòng và tiềm lực kinh tế quốc gia.
- Chuẩn bị yếu tố đầu vào để đón đầu
dòng vốn dịch chuyển; chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, mặt bằng sản xuất
và các điều kiện về năng lượng (đặc biệt là điện) để đón nhận các dòng vốn dịch
chuyển sản xuất.
- Tăng cường năng lực của doanh nghiệp
trong nước để sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.
2. Quan điểm thu
hút đầu tư
- Hợp tác đầu tư có chọn lọc để góp
phần tái cơ cấu nền kinh tế; ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ
mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường trong; tập trung kêu
gọi các dự án có quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó, nhận chuyển giao công nghệ,
xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ của Thành phố.
- Tạo ra thêm các kênh cạnh tranh,
kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất, tạo động lực cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường ứng dụng công nghệ mới và nâng cao
chất lượng nhân sự.
- Xây dựng giải pháp mang tính chiến
lược, tận dụng thời cơ để hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu của
Thành phố, không để các doanh nghiệp chiến lược (có công nghiệp, có chuỗi giá
trị, có giá trị thương quyền cao) bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư trong và
ngoài nước, tận dụng hết cơ hội của các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) đã kí
kết.
- Xác định thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cần đặt trong bối cảnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 phù hợp với tổng thể quy hoạch của
Thành phố; phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển, đảm bảo hiệu quả
tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên cơ sở xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia
lên hàng đầu, ngăn chặn hiện tượng đầu tư lẩn tránh xuất xứ, đầu tư núp bóng,
thâu tóm giá rẻ qua các thương vụ mua bán, sát nhập hay góp vốn, mua cổ phần.
3. Định hướng thu
hút đầu tư nước ngoài:
- Trong giai đoạn 2020 - 2025 xác định
một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển
chung, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác được các lợi thế
của Thủ đô cũng như các thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng;
- Lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc
các ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo; công nghiệp chế
biến, chế tạo có tính lan tỏa và có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo; Hạn chế tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, không
thân thiện với môi trường.
- Tiếp cận để nhận đầu tư từ các công
ty, tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao, tăng cường đổi mới và tiếp nhận chuyển
giao tri thức từ các doanh nghiệp FDI, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả
trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục đổi mới trong công tác xúc
tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với các hoạt
động đối ngoại, văn hóa. Xác định rõ các thị trường, quốc gia trọng điểm (G7,
G8, OECD), các tập đoàn lớn để giới thiệu các tiềm năng, lợi thế của thành phố
Hà Nội; chú trọng và tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ; bám sát và hỗ
trợ các hoạt động của Tổ công tác Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu
tư, thuế, bảo hiểm, đất đai; công bố công khai, minh bạch toàn bộ các quy hoạch
ngành, quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức để doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư. Đẩy mạnh vai trò của của các cơ quan
xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế đầu tư vốn nước
ngoài.
- Xem xét chặt chẽ các dự án đầu tư ở
địa bàn, khu vực nhạy cảm, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia khi
thu hút đầu tư nước ngoài.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ trọng
tâm
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để
nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư FDI, trong đó tập trung vào công nghệ
cao, môi trường, nước sạch, y tế - giáo dục, giao thông, công viên - khu vui
chơi giải trí.
- Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư,
kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh
doanh thành công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết
số 19-2018/NQ-CP ngày 15/05/2018 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, xác
định đây là nguồn lực rất quan trọng bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà
nước để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.
- Tạo chuyển biến căn bản về xây dựng
Chính phủ điện tử để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Những dịch vụ
công liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đều có thể thực hiện trên môi trường
mạng như: đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, hải quan, bảo hiểm
xã hội, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng. Tập trung triển khai đảm
bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đầu cuối để hỗ trợ công dân, doanh
nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ công ngay tại nhà.
- Hướng tới xây dựng Thành phố thông
minh; chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông
tin để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp như: số hóa đồng bộ
cơ sở dữ liệu cốt lõi: dân cư, doanh nghiệp, đất đai, tư pháp, hộ tịch, cán bộ
công chức.
- Tiến hành sắp xếp, tổ chức bộ máy
trên toàn Thành phố với quan điểm: thu gọn đầu mối quản lý; một việc - một đầu
mối xuyên suốt và phương châm: “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ hiệu quả,
rõ trách nhiệm”. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “kỷ cương -
trách nhiệm - tận tình - thân thiện” với để phục vụ doanh nghiệp và người dân.
- Xây dựng hệ thống đường giao thông
kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi, hệ thống trục đường
hướng tâm; khép kín các đường vành đai; đầu tư thực hiện dự án đô thị trục Nhật
Tân - Nội Bài và các đô thị vệ tinh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hơn tại Khu Công
nghệ cao Hòa Lạc nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Khu Công nghệ cao.
2. Giải pháp thực
hiện:
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu
tư, chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, các dự án phù hợp với mức độ phát triển
kinh tế - xã hội của Thành phố, tránh đầu tư tràn lan; phối hợp chặt chẽ với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo
tính thống nhất và hiệu quả; Nâng cao trình độ cán bộ xúc tiến đầu tư, tăng cường
khả năng xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng tối đa các Hiệp định
thương mại của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Chú trọng cải cách hành chính, cắt
giảm, phối hợp liên thông các thủ tục hành chính; Tiếp tục nghiên cứu đề xuất
phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh vực cho nhà đầu tư, doanh
nghiệp.
- Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ,
hỗ trợ giúp đỡ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển
khai dự án và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện một
cách có hiệu quả. Tổ chức nhiều sự kiện kết nối cung cầu, liên kết các vùng; hỗ
trợ cho các doanh nghiệp trong chương trình xúc tiến đầu tư để giới thiệu các sản
phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trực
tiếp các mạng phân phối nước ngoài. Có tổng kết và đánh giá sau mỗi lần thực hiện
xúc tiến đầu tư.
- Thu hút các doanh nghiệp FDI vệ
tinh vào ngành và đẩy mạnh sản xuất cho nền công nghiệp phụ trợ trong nước; tận
dụng nguồn vốn nước ngoài làm đòn bẩy cho việc nội địa hóa chuỗi cung ứng cho
hoạt động sản xuất công nghệ cao; tăng cường năng lực doanh nghiệp trong nước,
sẵn sàng tham gia chuỗi sản xuất.
- Chuẩn bị đội ngũ lao động có tay
nghề cao, mặt bằng và năng lượng để đón đầu dòng vốn dịch chuyển mới; nguồn lực
mới sẽ tạo điều kiện để cải thiện chất lượng sản xuất, các hoạt động dịch vụ,
qua đó cải thiện năng lực cho các ngành nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung.
- Tăng cường ưu đãi đầu tư, có chính
sách ưu đãi cho các ngành nghề đầu tư ưu tiên, đặc biệt cho các doanh nghiệp về
công nghệ và chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Sàng lọc đầu tư nước ngoài để bảo vệ
an ninh, quốc phòng; thận trọng khi xem xét các đề xuất góp vốn, mua cổ phần,
không cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào các dự án, công
ty có vị trí chiến lược, nhạy cảm.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã, các hội, hiệp hội
doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện Kế hoạch Nâng cao chất lượng, hiệu
quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Tham mưu, báo cáo UBND Thành phố
xây dựng và công bố danh mục dự án xúc tiến đầu tư và phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hoàn thiện danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để hoàn chỉnh và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài;
- Rà soát, cập nhật tình hình triển
khai và các vướng mắc của các dự án vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố,
báo cáo UBND Thành phố để xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền;
- Chủ trì thực hiện công tác kiểm
tra, giám sát các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn, xử lý những sự việc cụ
thể; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hậu kiểm theo chức
năng, lưu ý các vấn đề rà soát tiến độ dự án, chuyển giá, ô nhiễm môi trường,
gian lận đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư trên địa bàn Thành
phố;
- Rà soát, lập danh mục và nêu các vướng
mắc của các dự án đã hết hạn mà chưa thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
báo cáo UBND Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có hướng xử lý dứt điểm;
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận,
huyện, thị xã và các cơ quan rà soát các trường hợp tranh chấp hoặc có khả năng
tranh chấp để báo cáo UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan bộ,
ngành có liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư;
- Đầu mối tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân Thành phố tình hình triển khai và kết quả thực hiện 6 tháng, báo cáo
năm theo quy định.
2. Sở Ngoại vụ:
- Chủ trì công tác đối ngoại của
Thành phố, tăng cường công tác hợp tác quốc tế và ký kết các thỏa thuận quốc tế,
thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố;
- Tiếp tục duy trì quan hệ với các Đại
sứ quán các quốc gia có trụ sở trên địa bàn Thành phố để cập nhật kịp thời các
thông tin liên quan đến việc đầu tư của các tổ chức có vốn nước ngoài;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với các thủ tục liên quan đến việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước
ngoài, cấp và gia hạn thị thực, lưu trú cho người nước ngoài vào làm việc với
các tổ chức, doanh nghiệp của Hà Nội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn
Thành phố.
3. Trung tâm xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du lịch Thành phố:
- Nghiên cứu, đề xuất các hoạt động
xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; gắn kết các hoạt động xúc tiến với hoạt động
đối ngoại cấp thành phố, quốc gia, liên vùng và liên ngành;
- Xây dựng, xuất bản và tái bản các ấn
phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, tăng
cường truyền thông về văn hóa, ẩm thực của Thành phố; xây dựng các ấn phẩm danh
mục dự án để giới thiệu đến các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước;
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư; thực
hiện các hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư;
- Thực hiện đào tạo, tập huấn, tăng
cường năng lực về xúc tiến cho các bộ các cơ quan của Thành phố để nâng cao
trình độ; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc hiểu pháp luật,
chính sách, thủ tục đầu tư.
4. Các Sở, ban, ngành, đơn vị liên
quan
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch và bố trí
nguồn lực triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ quý báo cáo tình hình triển
khai thực hiện Kế hoạch về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND Thành
phố;
- Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ
trợ nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực
triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn; rà soát quỹ đất
và nhu cầu kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp,
báo cáo UBND Thành phố đưa vào danh mục kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài
hàng năm.
- Tăng cường đẩy mạnh cải cách hành
chính, hỗ trợ thực hiện và giải quyết các thủ tục hành chính đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng hợp các khó khăn để báo cáo cấp có thẩm
quyền xử lý kịp thời.
6. Các hội, hiệp hội doanh nghiệp
nước ngoài trên địa bàn Thành phố:
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan
triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; tuyên truyền
phổ biến đến hội viên về các nội dung của Kế hoạch; Thực hiện việc kết nối cộng
đồng doanh nghiệp tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch; Tổng hợp những khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kịp thời kiến nghị với UBND Thành phố để tháo
gỡ, tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
(chi
tiết nhiệm vụ tại Phụ lục đính kèm)
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai
thực hiện Kế hoạch nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn,
vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thành ủy Hà Nội (để
b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành của Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Hiệp hội DNNVV Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVPV.T Anh, KT, TKBT;
- Lưu VT, KTNgân, KH&ĐT(02).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Minh Hải
|
PHỤ LỤC:
DANH MỤC MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2021 của UBND Thành phố)
STT
|
Nhiệm
vụ
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thời
gian
|
1
|
Danh mục các dự án kêu gọi thu hút
vốn đầu tư nước ngoài của Thành phố, phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư hàng
năm
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư (chủ trì tổng hợp); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và
Du lịch; Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
|
Tháng
4 đến tháng 8 hàng năm
|
2
|
Thường xuyên rà soát, cập nhật tình
hình triển khai và các vướng mắc của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án
quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, dự án tiêu tốn năng lượng, dự án có nguy cơ tiềm
ẩn ô nhiễm môi trường hoặc có tiềm ẩn ảnh hưởng an ninh quốc gia, các dự án
nhạy cảm khác, để phối hợp công tác quản lý nhà nước về đầu tư và kịp thời
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
|
Các
Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã (có báo cáo UBND Thành phố hoặc cơ
quan cấp Bộ để xử lý)
|
Định
kỳ hàng Quý
|
3
|
Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, thường xuyên các sở, ban, ngành trực thuộc trong việc xử lý những sự việc
cụ thể liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn để đôn đốc, hỗ trợ
trong việc cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, triển khai
dự án có vốn đầu tư nước ngoài; đảm bảo đúng pháp luật, đúng quy hoạch và các
cam kết quốc tế
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; các Sở chuyên ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
|
Định
kỳ hàng Quý
|
4
|
Khẩn trương hoàn chỉnh và cập nhật
cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Định
kỳ hàng Quý
|
5
|
Thực hiện hậu kiểm theo chức năng,
đặc biệt lưu ý đối với các vấn đề rà soát tiến độ thực hiện dự án, chuyển
giá, ô nhiễm môi trường, gian lận đầu tư,...; xử lý dứt điểm dự án không triển
khai thực hiện hoặc hết hạn, dự án mà nhà đầu tư bỏ trốn để tạo cơ hội cho
nhà đầu tư mới; tăng cường sử dụng các công cụ tài chính (báo cáo tài chính
đã được kiểm toán độc lập), cơ chế giám định, cơ chế định giá... để nâng cao
hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; các Sở chuyên ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
|
Định
kỳ hàng Quý
|
6
|
Rà soát, lập danh mục và nêu các vướng
mắc của các dự án đã hết hạn mà chưa thu hồi giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp quản lý và có
hướng xử lý
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; các Sở chuyên ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
|
Tổng
hợp khi có trường hợp vướng mắc
|
7
|
Rà soát các trường hợp tranh chấp
và có khả năng xảy ra tranh chấp để phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ,
ngành liên quan cùng hỗ trợ doanh nghiệp tránh để tình trạng khiếu kiện kéo
dài ảnh hưởng môi trường đầu tư và đề xuất hướng xử lý
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư; các Sở chuyên ngành; UBND các quận, huyện, thị xã
|
Tổng
hợp khi có trường hợp vướng mắc
|