Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 07/01/2021
Ngày có hiệu lực 07/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra.

2. Quá trình tổ chức thực hiện phải gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chương trình, chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo khác có liên quan của trung ương, của tỉnh; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, đề cao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, bảo đm chất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển các ngành và lĩnh vực dựa trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế thị trường. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển. Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, gi vng ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thn của nhân dân.

2. Chỉ tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm tăng 8,6% trở lên; GRDP theo giá hiện hành đến năm 2025 đạt 131.702 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 79,5 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 29,89%; công nghiệp - xây dựng 31,22%; dịch vụ 35,40%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 3,49%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 12,89%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm từ 09% - 10%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 7,94%, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hng năm 5,92%. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 35%.

- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 0,8% trở lên (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020). Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 đạt 120 xã trở lên. Sđịa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 10 địa phương. Tlệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đạt 1,1%. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95%; sbác sỹ/vạn dân đạt 09 bác sỹ. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 68%. Tỷ lệ đi học đúng độ tui ở cấp trung học cơ sở đến năm 2025 đạt 97%.

- Về môi trường: Diện tích rừng trồng mới 40.000 ha; tỷ lệ che phrừng đạt 47,75%. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98%.

- Về an ninh quc phòng: Tổ chức tuyển quân hằng năm đạt 100% ch tiêu.

(Kèm theo phụ lục số I giao nhiệm vụ cho các sở, ngành chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết đtriển khai thực hiện các ch tiêu chyếu trên).

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện quyết liệt và hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Trong năm 2021 và thời gian đầu của kế hoạch 2021-2025 tập trung thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Chủ động xây dựng các kịch bản tương ứng với các cấp độ của dịch để đối phó và ngăn chặn có hiệu quả; giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch đến kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

2. Xây dựng, triển khai 04 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Nhiệm vụ cụ thể đã được UBND tỉnh giao các sở, ngành triển khai thực hiện tại Thông báo số 131/TB-VP ngày 28/11/2020 của Văn phòng UBND tỉnh).

3. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Chú trọng thu hút có chọn lọc các nguồn lực từ bên ngoài và tranh thủ cơ hội chuyển dịch làn sóng đầu tư để thu hút vốn đầu tư quốc tế. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh. Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết. Triển khai cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến an ninh trên địa bàn.

Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ việc triển khai thực hiện các dự án để hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện đúng quy định. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào hoạt động và đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện, đơn gin, minh bạch hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp, phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh đến năm 2025 nằm trong nhóm 20 tnh, thành có chỉ số PCI tốt nhất cả nước.

Thực hiện có hiệu quả và tiến hành đánh giá sơ kết Đề án hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2023 theo Quyết định số 765/QĐ-UBND, ngày 30/7/2019 của UBND tỉnh và xây dựng Đề án hỗ trợ Doanh nghiệp nhvà vừa giai đoạn 2024-2028. Triển khai Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; xây dựng chương trình hỗ trợ trên địa bàn tỉnh và huy động các nguồn vn Trung ương, địa phương để phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh cá thể.

4. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cơ cấu lại và phát triển các ngành, lĩnh vực; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là đầu tư công

a) Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới: trên cơ sở xác định nông, lâm nghiệp là thế mạnh và là nền tảng ổn định lâu dài, tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng sinh thái phù hợp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư và chế biến sâu các sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu. Xây dựng mạng lưới phân phối, tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sn theo điều kiện của từng vùng; tập trung phát triển sản xuất giống thủy sn có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản phẩm chlực OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tnh gn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hợp tác xã, mô hình “Nông hội”. Tập trung phát triển cây ăn trái, rau, hoa quả, cây dược liệu ở các vùng đất phù hợp; phát triển vùng nguyên liệu tập trung gn với công nghiệp chế biến, đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và triển khai đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và thích ứng vi biến đổi khí hậu. Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, tài nguyên nước và đất đai, nhất là đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường. Tập trung đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo đảm tái sinh rừng, phục hồi nhanh hệ sinh thái bền vững, trong đó có hệ sinh thái đặc trưng Kon Hà Nừng. Giao rừng, cho thuê rừng (theo Luật Lâm nghiệp) cho các tổ chức, cá nhân. Phát triển rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sn, phát triển dược liệu dưới tán rừng, bình quân mỗi năm trng mới 8.000 ha rừng. Đưa dự án khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sng vật chất và tinh thần cho người dân; đảm bảo nông thôn mới có kết cu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ; gn phát triển nông thôn với đô thị, phn đấu đến năm 2025 có trên 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến. Tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản, lâm sản xuất khu, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, tạo ra sn phẩm thương hiệu quốc gia; phát triển mạnh công nghiệp năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió phù hợp với lợi thế của tnh. Khuyến khích đầu tư các khu, cụm công nghiệp trên các trục quốc lộ có tính kết nối cao; đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư sau dịch Covid-19, hình thành trung tâm công nghiệp tập trung chế biến nông, lâm sản. Phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Khu công nghiệp Nam Pleiku, tiếp tục quy hoạch khu công nghiệp phía Đông - TP Pleiku. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tng giá trị sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, Gia Lai trở thành Trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản của khu vực Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV).

c) Nâng cao chất lượng phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, tập trung phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tnh. Tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mrộng thị trường xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu qua chế biến sâu đối với các mặt hàng chủ lực của tnh gắn với xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc; chú trọng phát triển các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại kết hợp với mua sắm, phát triển nhanh thương mại điện t, thanh toán điện tử; phát triển kinh tế ban đêm. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả.

Nâng cao chất lượng, sức cnh tranh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế; phát trin vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic. Tiếp tục thúc đy phát triển du lịch theo hướng bn vững. Đa dạng hóa các hình thức du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Tăng cường quảng bá, xúc tiến, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tnh theo hướng phát triển dịch vụ. Đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành và lĩnh vực, phục vụ cho phát triển thương mại điện t, kinh tế số; công nghệ số.

[...]