Kế hoạch 1494/KH-UBND năm 2018 về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 1494/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2018
Ngày có hiệu lực 07/06/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1494/KH-UBND

Hà Nam, ngày 07 tháng 6 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định s 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Quyết định số 2161/QĐ-UBND nhằm trin khai hiệu qutại địa phương, góp phần phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tnh.

Nâng cao trách nhiệm phối hp của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững giáo dục và đào tạo.

2. Yêu cầu

Nội dung kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế địa phương và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan

II. Chỉ tiêu (Có phụ lục kèm theo)

III. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tăng tiếp cận giáo dục cho mọi người

Tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh.

Thực hiện đúng chính sách về học phí theo quy định hiện hành, tham mưu góp ý, điều chỉnh chính sách học phí phù hp với tình hình thực tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ người học theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện chính sách, con hộ nghèo và cận nghèo. Thực hiện giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật.

Nâng cao chất lượng, tăng cường công tác quản lý chất lượng giáo dục tiểu học, trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bao gồm cả đổi mới hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng các cấp. Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.

Đảm bảo ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập và các đối tượng chính sách xã hội.

Thực hiện có hiệu quả công tác thống kê, theo dõi bình đẳng giáo dục, bao gồm tiếp cận, chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2. Chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng

Xây dựng và thực hiện đề án huy động nguồn lực cho phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, trong đó chú trọng mở rộng mạng lưới trường lớp, nhất là tại các khu công nghiệp của huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tăng cường bồi dưỡng giáo viên, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ giáo dục mầm non; huy động các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà trẻ, trường, lớp mầm non.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là đối với hộ nghèo, hộ có trẻ em khuyết tật về sự cần thiết đối với phát triển toàn diện sức khỏe và trí tuệ của trẻ em từ giai đoạn trẻ thơ.

Tăng cường điều phối và phối hợp liên ngành để đảm bảo sự liên kết giữa các can thiệp phát triển trẻ lồng ghép có chất lượng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ thích hợp để bảo đảm các trẻ em nghèo, trẻ em bị khuyết tật, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non.

3. Thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo đảm bảo bình đẳng trong giáo dục và xóa bỏ chênh lệch còn tồn tại đối với các đối tượng dễ bị tổn thương

Thực hiện các chính sách phù hợp bảo đảm bình đẳng trong giáo dục đối với những người dễ bị tổn thương và hỗ trợ để họ có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo.

Đảm bảo công tác lập kế hoạch và dự toán ngân sách phát triển giáo dục đào tạo hằng năm và trung hạn có lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững và có các biện pháp phù hợp để thúc đẩy tiếp cận chất lượng giáo dục bao gồm phát triển toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

4. Xây dựng xã hội học tập

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”; đánh giá kết quả theo bộ tiêu chí đánh giá “cộng đồng học tập”, “công dân học tập” theo đúng quy định.

[...]