Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ công tác xóa mù chữ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2022
Ngày có hiệu lực 20/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Gia Lai, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Triển khai thực hiện Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 259- KH/TU ngày 27/9/2019 của Tỉnh ủy Gia Lai về việc thực hiện Kết luận số 49- KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 764/QĐ-UBND ngày 01/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch hỗ trợ công tác xóa mù chữ giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Kết quả đạt được đến năm 2020

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành tựu quan trọng về quy mô, chất lượng và hiệu quả.

Tỉnh Gia Lai được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào tháng 12 năm 1998. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn vẫn duy trì kết quả xóa mù chữ từ mức độ 1 trở lên.

Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai, kết quả xóa mù chữ của tỉnh (tính đến tháng 12/2020) đạt được:

- Đối với đơn vị cấp xã: có 19/220 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, 201/220 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (hoàn thành vượt 5% chỉ tiêu đề ra).

- Đối với đơn vị cấp huyện, có 17/17 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 trở lên, trong đó có 03/17 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 11 và 14/17 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 22 (hoàn thành chỉ tiêu đề ra).

- Đối với tỉ lệ người biết chữ:

+ Số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ: 563232 người, tỉ lệ: 95,75% (chưa đạt chỉ tiêu đề ra, chỉ tiêu đề ra phấn đấu đạt tỉ lệ 98%).

+ Số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ: 949164 người, tỉ lệ: 91,98% (chưa đạt chỉ tiêu đề ra, chỉ tiêu đề ra phấn đấu đạt tỉ lệ 96%).

Những thành tựu về công tác xóa mù chữ là nền tảng vững chắc để củng cố, tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn; đặc biệt là những xã vùng biên giới, vùng có hoàn cảnh kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công tác xóa mù chữ luôn gắn liền với công tác phổ cập giáo dục, góp phần nâng cao dân trí và tạo cơ sở vững chắc cho phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập ph át triển sâu rộng; nhằm bồi dưỡng kiến thức văn hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

(Có Phụ lục I kèm theo)

2. Hạn chế

Kết quả xóa mù chữ ở một số địa phương đạt được chưa cao (huyện Chư Pah, huyện Mang Yang và huyện Krông Pa). Tính đến năm 2020, trong toàn tỉnh tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15 -35 là 95,75%; trong độ tuổi 15-60 là 91,98% chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Công tác điều tra, khảo sát, thống kê để xây dựng kế hoạch xóa mù chữ, cùng với việc tổ chức kiểm tra, giám sát hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến tình trạng số người tái mù chữ có xu hướng gia tăng ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với những người tham gia công tác xóa mù chữ và hỗ trợ người học chưa kịp thời cùng với việc sử dụng tài liệu hướng dẫn dạy và học chưa phù hợp với nhóm đối tượng, dẫn đến công tác xóa mù chữ ở một số địa phương đạt hiệu quả, chất lượng chưa cao.

Tại các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa do điều kiện dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, đội ngũ giáo viên mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Do đó, công tác xóa mù chữ đạt hiệu quả chưa cao. Mặc dù đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nhưng nguy cơ tụt chuẩn vẫn còn ở một số xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền và việc tổ chức triển khai thực hiện công tác xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ còn hạn chế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục nâng cao nhận thức và chỉ rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác xóa mù chữ; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác xóa mù chữ, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ công tác xóa mù chữ nhằm đạt được các mục tiêu về xóa mù chữ trong Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu đến năm 2025: Duy trì và nâng cao kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ, 100% đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ từ mức độ 13 trở lên, trong đó có 15/17 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 24.

- Mục tiêu đến năm 2030: Phấn đấu 16/17 đơn vị cấp huyện trở lên đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

(Có Phụ lục II kèm theo)

[...]